Lãi suất tiền gửi về 0% là điều không tưởng

| 28-06-2021, 16:48 | Góc nhìn chuyên gia

Sau khi hiệp hội các nhà đầu tư tài chính (VAFI) đã đề xuất 5 giải pháp nhằm dần dần đưa mức lãi suất 0%. Nhưng điều này là không tưởng nếu đặt mục tiêu phát triển kinh tế quốc gia lên hàng đầu. Có nhiều ý kiến trái chiều trong vấn đề này.

 

"Nếu lãi suất về 0% thì thực sự điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến mọi mặt của cuộc sống cũng như mọi thị trường". Đây là câu trả lời của ông Mr Dương - Giám Đốc Sàn Giao Dịch Bất Động Sản Goldland.


Theo quan điểm dự đoán của ông lãi suất không thể về 0% bởi các lý do sau:

1. Ngân hàng Trung Ương sẽ không để trường hợp này xảy ra

Chính Phủ sẽ phải đặt ra hai mục tiêu vừa phát triển kinh tế trong nước nhưng cũng phải thu hút được đầu tư nước ngoài. Do vậy, lượng kiều hối cũng chiếm tỷ trọng khá lớn trong đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Cụ thể hơn: theo ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc phụ trách Ngân hàng Nhà nước - chi nhánh TP.HCM, cho biết lượng kiều hối trên địa bàn thành phố 4 tháng đầu năm đạt 2 tỉ USD, tăng 7% so với cuối năm 2020 và tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái.


Sở dĩ lượng kiều hối trong 4 tháng đầu năm 2021 tăng cao hơn những năm khác (4 tháng đầu năm 2020 giảm 2%) là do tình hình dịch Covid-19 nên kiều bào không thể về quê ăn tết như những năm trước đó. Thay vì vậy, họ chuyển tiền về nhiều hơn vào gần dịp Tết Nguyên đán. Không phải đến năm nay, kiều hối mới tăng. Trong năm 2020, số kiều hối gửi về TP.HCM đạt mức kỷ lục 6,1 tỉ USD, tăng 12% so với năm 2019. Đây là năm lượng kiều hối tăng cao nhất trong 5 năm trở lại đây. Cụ thể năm 2015 là 5,5 tỉ USD, năm 2016 giảm còn 5 tỉ USD, năm 2017 tăng lại mức 5,2 tỉ USD, năm 2018 giảm còn 5 tỉ USD, năm 2019 là 5,3 tỉ USD và qua năm 2020 tăng vọt lên 6,1 tỉ USD. Những thị trường kiều hối chính của Việt Nam vẫn là Mỹ, Úc, Canada. Bên cạnh đó, kiều hối còn đến từ các thị trường xuất khẩu lao động như Nhật, Đài Loan, Malaysia, Hàn Quốc...

Theo ông Dương nếu lãi suất về 0% thì lượng kiều hối cũng như đầu tư nước ngoài sẽ giảm do nhà đầu tư sẽ tìm kiếm những nơi tài chính trú ẩn an toàn hơn.

2. Tránh tình trạng lạm phát trong nước cũng như sự mất giá của tiền đồng Việt Nam

Không thể phủ nhận việc giảm lãi suất trong nước sẽ khuyến khích các nhà đầu tư trong nước bơm tiền vào lưu thông thay vì gửi ngân hàng. Điều này cũng sẽ làm tăng sản xuất, tạo nhiều việc làm trong nước hơn, nhưng tiền nhiều trong lưu thông cũng sẽ khiến cho giá cả leo thang gây lạm phát trong nước. Ngoài ra lãi suất tiền gửi bằng 0%, cũng đồng nghĩa sẽ làm giảm sức hấp dẫn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Đối với một nền kinh tế lượng dự trữ ngoại tệ kém và nội tệ tràn ngập thị trường cũng sẽ làm mất giá nội tệ. Việc đó khiến nền kinh tế sẽ đi vào bước xe đổ giống như Zimbabwe và một số quốc gia khác.

Kết luận 

Với những lý do trên ông Dương khẳng định: "Tin tưởng hoàn toàn đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà Nước cũng như kinh nghiệm điều hành của hệ thống tài chính Quốc Gia sẽ có những quyết sách tốt nhất để đất nước phát triển và hài hòa được các mục tiêu tăng trưởng"

VỚI NHỮNG ĐỀ XUẤT CỦA VAFI SẼ VẪN MÃI CHỈ LÀ ĐỀ XUẤT! 

Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm