Xem ngay những lưu ý này để luôn tỉnh táo trước kẻ gian khi đi mua nhà

Linh Giang Trần Linh Giang Trần | 28-04-2021, 16:59 | Kiến thức


Kiểm tra thông tin nhà đất

Người mua cần kiểm tra thông tin nhà đất thận trọng, vì có những trường hợp mua phải sản phẩm thế chấp tại ngân hàng, nhưng người bán giấu không cho biết chuyện này.


Xem ngay những lưu ý này để luôn tỉnh táo trước kẻ gian khi đi mua nhà

Tìm hiểu kỹ thông tin để biết nhà đất có phải là tài sản thế chấp hay không?

Để tránh tình trạng này xảy ra, khi tiến hành mua bán, điều mà người mua cần xác định rõ các thông tin sau:

  • Thứ nhất: Xác định thông tin chủ sở hữu, đứng tên một người hay nhiều người nhằm tránh rủi ro tranh chấp về sau. Tình trạng nhà đất ủy quyền thì nên liên hệ cơ quan công chứng để xác định hợp đồng có hợp pháp không?

  • Thứ hai: Kiểm tra diện tích trên giấy tờ có giống với diện tích thực tế không. Nếu có sự chênh lệch thì khoảng chênh lệch đó được sử dụng vào mục đích gì, ở đâu? Có thuộc trường hợp xây dựng trái phép không để tránh những rủi ro không đáng có.

Đồng thời, xác định về tình trạng thực tế nhà đất thông qua thông tin về quy hoạch? Có tranh chấp không?

Pháp lý đầy đủ, giấy tờ rõ ràng

Hiện nay, có rất nhiều kẻ mạo danh người đi mua nhà, sau khi xem nhà thì họ yêu cầu chủ nhà cho họ xem sổ hồng. Cùng với đó, xin bản photo của sổ. Thế nhưng, đây chỉ là âm mưu để họ thực hiện sổ đỏ/sổ hồng giả để lừa đảo.

Do đó, sau khi tìm hiểu rõ thông tin về nhà đất thì nên yêu cầu chủ sở hữu cung cấp đầy đủ thông tin giấy tờ hợp pháp, bao gồm: giấy chứng nhận và quyền sở hữu gắn liền với đất, thông tin quy hoạch, giấy tờ chứng minh đã đóng thuế, giấy tờ chứng minh đủ điều kiện chuyển nhượng,…


Pháp lý và giấy tờ là những vấn đề vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến tài sản của bạn về sau

Để chắc chắn hơn về những giấy tờ đó là thật, bạn hãy dùng những thủ thuật sau:

  • Mức độ cũ, mới: Nếu sổ đã cấp lâu nhưng nét mực còn mới và không có nếp gấp.
  • Có dấu hiệu bôi hoặc tẩy xóa trên sổ: Những nơi đã chịu tác động của những nét tẩy xóa sẽ có độ láng nhất định, giấy ở chỗ tẩy sẽ mỏng, nền in, chữ viết chỗ tẩy sẽ bị nhòe, đậm nhạt khác nhau.
  • Chữ ký: So sánh trên các giấy tờ. Chữ ký giả thường không tự nhiên, đường nét run hoặc bị gãy, không có các nét liên kết,…
  • Dấu mộc: Nếu là sổ giả thì khoảng cách giữa các vành thường không đều, không được tự nhiên, bố cục không cân đối, các chi tiết như quốc huy, quốc hiệu khó thể hiện đầy đủ và thường bị đọng mực hoặc nhòe mực.

Tiến hành giao dịch khi thực hiện xong các thủ tục chuyển nhượng

Trước khi ký hợp đồng mua bán nhà đất, nhận sổ hay bàn giao nhà thì không có gì đảm bảo chắc chắn bản thân không bị lừa. Do đó, bạn chỉ nên giao tiền khi các thủ tục chuyển nhượng đã thực hiện xong hoặc như trong hợp đồng thỏa thuận.


Hãy đảm bảo rằng các thủ tục đã được hoàn thiện thì mới chuyển đủ số tiền

Thông thường, bên mua và bên bán sẽ đến văn phòng công để được tư vấn và công chứng hợp đồng mua bán. Sau khi ký ký kết xong xem như đã hoàn thành giao dịch và có hiệu lực. Nếu như bên mua thực hiện giao tiền (không quá 95% giá trị sản phẩm) thì bên bán sẽ giao toàn bộ hợp đồng mua bán công chứng, sổ đỏ/sổ hồng cho bên mua để làm thủ tục chuyển nhượng.

Xem kỹ hợp đồng, tránh bị “bẫy”

Hợp đồng mua bán nhà đất là vấn đề vô cùng quan trọng, không nên bỏ qua. Bạn cần thận trọng để tránh tình trạng “bút sa gà chết”. Sản phẩm bất động sản có giá trị lớn, vì thế, bên bán thường soạn thảo hợp đồng với những điều khoản có lợi cho mình. Nếu bạn không xem xét và tìm hiểu kỹ sẽ có nguy cơ bị mắc bẫy dẫn đến những chuyện phiền phức, thiệt hại về tài sản.


Luôn tỉnh táo, xem và hiểu các điều khoản có trong hợp đồng, tránh tình trạng bị lừa lúc nào không hay

Dưới đây là một số trường hợp điều khoản bẫy trong hợp đồng mua bán nhà đất thường gặp:

  • Thứ nhất: Bất cứ điều khoản nào từ phía bên A dành cho bên B sẽ không được thực hiện tới khi bất động sản được chuyển nhượng và bên A nhận đủ tiền thanh toán của bên thứ ba đối với sản phẩm bất động sản này.

    Đồng nghĩa với việc, nếu giao dịch ban đầu thất bại và cả hai đồng lý thanh lý hợp đồng  thì người mua cũng không thể nhận được lại tiền từ người bán ngay được. Lúc này phải chờ bên A bán được sản phẩm đó cho người khác (bên thứ ba) và nhận đủ tiền. Khi đó, người mua mới nhận đủ số tiền bỏ ra ban đầu.

    Điều quan trọng nhất là thời gian người mua phải đợi là bao lâu?  Liệu người bán có thiện chí tìm cách để bán tài sản đó không? Hay số tiền đó của bạn sẽ được dùng cho mục đích khác để sinh lợi nhuận.

  • Thứ hai: Bên A có nghĩa vụ bàn giao tài sản cho bên B trong thời hạn 60 ngày kể từ khi nhận đủ tiền. Nếu không phải trả tiền cho bên B, tiền lãi tính theo lãi suất của ngân hàng. Nhưng bên B quá hạn thanh toán 15 ngày trở lên thì sẽ bị phạt 0,1%/ngày trên số tiền thanh toán chậm.

    Điều khoản này không có gì bất hợp lý. Thế nhưng, nếu xem xét kỹ thì bên bán sẽ được hưởng lợi nhiều nhất khi tiền lãi gửi tiết kiệm ngân hàng không kỳ hạn cao nhất cũng chỉ 1%/năm. Trong khi đó, 0,1%/ngày, đây là con số mà người mua sẽ phải đền hợp đồng. Đồng nghĩa với một năm lên đến 36,5%/năm.

  • Thứ ba: Một số hợp đồng mua bán nhà đất có điều khoản người mua không được tự ý mua, chuyển nhượng, trao đổi quyền sử dụng mà phải có sự chấp thuận của chủ đầu tư.
    Dễ dàng nhận thấy đây là điều khoản bất hợp lý, bởi khi ký kết hợp đồng mua bán nhà đất thì tài sản thì tài sản đó đã thuộc về quyền sở hữu của người mua. Nhưng tới lúc có ý định mua bán, chuyển nhượng lại phải chờ đợi sự cho phép của người khác, điều này sẽ gây ra sự bất tiện không nhỏ. Cùng với đó là một khoản tiền phạt vô lý nếu vô tình vi phạm điều khoản hợp đồng

Đừng tin tuyệt đối vào môi giới

Bên cạnh những môi giới có tâm, tận tình thì vẫn còn khá nhiều môi giới tinh vi sử dụng nhiều chiêu trò để lừa đảo khách hàng. Chiêu trò họ thường sử dụng là tư vấn không đúng với thực tế dự án.


Môi giới bất động sản chưa chắc ai cũng đặt cái tâm lên hàng đầu, nên hãy dè chừng trước mọi tình huống

Vì thế, người mua cần tỉnh táo và ghi nhớ những tiêu chí dưới đây để tránh gặp tình trạng lừa đảo:

  • Kinh nghiệm: Những người lâu năm trong ngành, có nhiều giao dịch, am hiểu luật, pháp lý lẫn tâm trạng của khách hàng.

  • Khả năng đàm phán: Khả năng đàm phán tốt, thương lượng mức giá tối ưu nhất để thức đẩy quá trình hai bên đi đến thống nhất, xử lý tình huống nhanh gọn.

  • Kiến thức về thị trường: Am hiểu, cập nhật và nắm bắt thông tin nhanh chóng, nắm giá của các phân khúc thị trường và có khả năng dự báo về thị trường trong tương lai.

  • Công ty phân phối uy tín: Bạn nên lựa chọn những công ty được đánh giá cao và uy tín. Thậm chí, có thể bớt chút thời gian đến để tham quan và xem cách thức hoạt động, công ty có sự liên kết với tổng đại lý/chủ đầu tư.

  • Khả năng tư vấn: Biết nắm bắt tâm lý và cung cấp thông tin theo nhu cầu của khách hàng, có thể đưa ra nhiều sự lựa chọn để khách hàng có thể đánh giá, so sánh cách trực quan nhất.

  • Quy trình làm việc: Cách thức làm việc chuyên nghiệp, hạn chế tối thiểu khả năng xảy ra rủi ro để mang đến niềm tin cho khách hàng.

Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm