TÌm hiểu về đất giao thông và quy định liên quan đến việc chuyển nhượng, mua bán

| 23-03-2021, 07:03 | Kiến thức

I. Đất giao thông là gì?

Đất giao thông theo quy định của Luật Đất đai là đất sử dụng vào mục đích công cộng, thuộc nhóm đất phi nông nghiệp. 


TÌm hiểu về đất giao thông và quy định liên quan đến việc chuyển nhượng, mua bán

Đất giao thông là đất sử dụng vào mục đích công cộng


Đất giao thông được sử dụng vào các mục đích sau: 

- Xây dựng hệ thống đường bộ, đường sắt, đường tàu điện.
- Xây dựng điểm dừng xe, điểm đón trả khách, các trạm BOT thu phí, bến nhà, bến ô tô, ga đường sắt. 
- Cảng đường thủy nội địa, bến cảng, các công trình đường thủy khác. 
- Cảng hàng không, sân bay, kể cả các khu vực thuộc phạm vi xung quanh cảng hàng không như ga tàu, bến xe ô tô,… 

II. Quy hoạch đất giao thông là gì?

Quy hoạch đất giao thông là phân bổ, khoanh vùng diện tích đất sử dụng xây dựng các công trình giao thông


Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ, khoang vùng đất đai theo không gian. Mục đích sử dụng nhằm phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh, bảo vệ môi trường. 


Như vậy, đất quy hoạch giao thông là việc phân bổ, khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng xây dựng các công trình giao thông.

II. Các quy định pháp luật về đất giao thông 

Đất giao thông đã nằm trong quy hoạch nhưng chưa có quyết định sử dụng vẫn được cấp sổ đỏ, chuyển nhượng, mua bán 

1. Quy định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Quy định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ) chia ra làm các trường hợp sau: 

- Cấp Sổ đỏ với trường hợp: đất giao thông đã nằm trong kế hoạch nhưng chưa có quyết định sử dụng của cơ quan có thẩm quyền.
- Không cấp Sổ đỏ với trường hợp: đất đã nằm trong kế hoạch sử dụng trong thời gian xác định. 

2. Có được xây dựng nhà ở trên đất giao thông 

Đất phi nông nghiệp được quy định rõ ràng Theo điểm 2.2.5, Mục 2.2 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 28/2014/TT-BTNMT. 


Đất giao thông nằm trong nhóm đất phi nông nghiệp. Bởi vậy, không thể thực hiện xây dựng nhà ở. Nếu có nhu cầu xây nhà ở, trước tiên người sở hữu đất phải thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ phi nông nghiệp sang thổ cư theo đúng quy định. 

3. Quy định mua bán, chuyển nhượng

Điều 49 Luật đất đai 2013 có chỉ ra rằng: đất phi nông nghiệp nằm trong quy hoạch nếu chưa có quyết định sử dụng của cơ quan có thẩm quyền vẫn có thể thực hiện cho, tặng, thuê, mua bán, kế thừa hay chuyển nhượng. 

4. Quy định bồi thường thu hồi đất 

Theo quy định, trường hợp Nhà nước tiến hành thu hồi đất để sử dụng thành đất giao thông, chủ sở hữu đất sẽ được bồi thường. 

Quy định bồi thường như sau: 

- Giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất đã thu hồi. 
- Bồi thường bằng tiền mặt theo giá đất cụ thể được UBND nơi cấp đất quy định. 

IV. Các cách xác định đất có thuộc quy hoạch giao thông

Mỗi địa phương, khu vực có kế hoạch quy hoạch đất giao thông riêng


Mỗi địa phương, khu vực có kế hoạch quy hoạch đất giao thông khác nhau. Bởi vậy, không phải ai cũng nắm chắc đất của mình có thuộc quy hoạch không. Để xác định, bạn có thể áp dụng một trong số những cách sau: 

1. Kiểm tra quy hoạch tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền 

Văn phòng đăng ký đất đai tại địa phương hay Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện có quyền, nhiệm vụ quản lý đất đai. Bởi vậy, cơ quan này sẽ là địa chỉ cung cấp tường tận, chính xác nhất các thông tin đất quy hoạch giao thông đến người có nhu cầu biết. 

2. Kiểm tra qua công ty nhà đất, dịch vụ tại địa phương

Các công ty nhà đất, bất động sản tại địa phương là những người nắm chắc các quy định về đất đai cũng như kế hoạch quy hoạch của địa phương. Chỉ với một chút chi phí tư vấn, hỗ trợ bạn có thể nhận được thông tin quy hoạch giao thông nhanh chóng, dễ dàng. 


Trên đây là toàn bộ các thông tin về đất giao thông là gì cùng các quy định pháp luật có liên quan. Hy vọng, những kiến thức cơ bản trên sẽ giúp bạn giải đáp được các thắc mắc của mình. 

Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm