Phê duyệt dự án cao tốc TP.HCM – Mộc Bài 10.700 tỷ đồng

| 27-05-2020, 08:32 | Thị trường 24h

Để xóa thế độc tôn của quốc lộ 22 và giảm tắc nghẽn cho tuyến đường huyết mạch phía tây, dự án cao tốc Hồ Chí Minh - Mộc Bài với tổng mức đầu tư 10.688 tỷ đồng hứa hẹ sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế cho khu vực Tây Ninh.

UBND TPHCM vừa ban hành quyết định về thành lập Ban chỉ đạo thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc TP.HCM – Mộc Bài. Dự án có tổng mức đầu tư 10.688 tỷ đồng, thực hiện theo hình thức đối tác công tư (PPP) loại hợp đồng BOT, có sự hỗ trợ từ nhà nước (gồm vốn đối ứng từ ngân sách và vốn vay ODA).

Thông tin chung về dự án Cao tốc TP.HCM – Mộc Bài

Tên dự án: Cao tốc TP.HCM – Mộc Bài Chiều dài: 53,5km
Điểm đầu: Đường Vành Đai 3 (huyện Hóc Môn) Điểm cuối: Cửa khẩu Mộc Bài
Số làn xe: 4 làn xe tiêu chuẩn đoạn tuyến chạy từ Vành đai 3 TP.HCM đến huyện Trảng Bàng Tây Ninh và 4 làn xe hạn chế đoạn còn lại. Địa phận đi qua: TP.HCM, cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh, giáp biên giới Campuchia.
Vốn đầu tư: 10.688 tỷ đồng Năm hoàn thành dự kiến: 2026
Giai đoạn phát triển: được đề xuất đầu tư theo hai giai đoạn:
Giai đoạn 1: Dự án sẽ xây dựng cao tốc Mộc Bài đoạn TP.HCM – Trảng Bàng (dài 33 km, có quy mô 4 làn xe, tốc độ thiết kế 120 km/h) và Trảng Bàng – Mộc Bài (dài 20,5 km, 4 làn xe, tốc độ 80 km/h).
Giai đoạn 2: Sau khi hoàn thành sẽ triển khai xây dựng giai đoạn 2 với việc mở rộng mặt đường toàn tuyến lên 6-8 làn xe.
Tiến độ dự kiến:
2019 – 2020: Thực hiện các thủ tục đầu tư
2021 – 2025: Đầu tư xây dựng
2026: Đưa vào khai thác

Thông tin mới về dự án Cao tốc TP.HCM – Mộc Bài 2020

Phê duyệt dự án cao tốc TP.HCM – Mộc Bài 10.700 tỷ đồng

Sơ đồ tuyến cao tốc TP.HCM – Mộc Bài

Cụ thể, Ban Chỉ đạo do Phó Chủ tịch UBND TP Võ Văn Hoan làm trưởng ban; phó chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh Dương Văn Thắng làm phó trưởng ban; Giám đốc Sở GTVT TP.HCM Trần Quang Lâm làm phó trưởng ban Thường trực; đại diện các sở, ngành của TP.HCM và Tây Ninh làm thành viên.

Nhiệm vụ của ban là chỉ đạo thực hiện kế hoạch phối hợp triển khai dự án đã được thống nhất và ký kết giữa UBND TP.HCM và UBND tỉnh Tây Ninh (hồi tháng 10-2019) đảm bảo đúng tiến độ, đúng quy định của pháp luật; giải quyết kịp thời các vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện dự án.

Các thành viên Ban Chỉ đạo và tổ giúp việc Ban Chỉ đạo thực hiện dự án làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Nhiệm vụ cụ thể của mỗi thành viên do Trưởng Ban chỉ đạo, tổ trưởng tổ giúp việc phân công.

“Dự kiến cuối năm 2019, các cơ quan chức năng sẽ tham mưu cho HĐND hai tỉnh, thành thông qua những vấn đề liên quan đến việc triển khai, tháng 9.2020 lập, thẩm định, phê duyệt dự án… cố gắng đến tháng 3.2021 bắt đầu tổ chức thi công để dự án hoàn thành vào dịp 30.4.2025, góp phần chào mừng 50 năm Thống nhất đất nước” – Phó chủ tịch UBND TP.HCM kì vọng.

Cao tốc TP.HCM – Mộc Bài khi đưa vào hoạt động sẽ xóa thế độc đạo của quốc lộ 22

Chiều dài toàn tuyến đường cao tốc khoảng 53,5km với điểm đầu giao với đường Vành đai 3 thuộc huyện Hóc Môn, TP HCM và điểm cuối kết nối vào Quốc lộ 22 khu vực cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh. Dự án có tổng mức đầu tư 10.688 tỷ đồng, thực hiện theo hình thức đối tác công tư (PPP) loại hợp đồng BOT, có sự hỗ trợ từ nhà nước (gồm vốn đối ứng từ ngân sách và vốn vay ODA).

Dự án sẽ được phân kỳ đầu tư theo hình thức PPP, loại hợp đồng BOT (có sự hỗ trợ của nhà nước); ở giai đoạn 1, xây dựng đoạn TP HCM – Trảng Bàng với quy mô 4 làn xe tiêu chuẩn và đoạn Trảng Bàng – Mộc Bài với quy mô 4 làn xe (đường cao tốc hạn chế); ở giai đoạn hoàn chỉnh, xây dựng đoạn TP HCM – Trảng Bàng với quy mô 8 làn xe và đoạn Trảng Bàng – Mộc Bài với quy mô 6 làn xe.

Tình trạng quá tải ở quốc lộ 22

Hiện nay, kết nối giữa TP.HCM và Tây Ninh chỉ có duy nhất quốc lộ 22 đã trở nên quá tải. Tuyến cao tốc nối TP.HCM – Tây Ninh khi được đưa vào hoạt động sẽ xóa thế độc đạo của quốc lộ 22, thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của 2 địa phương, mở rộng giao thương của TP.HCM với các nước trong khu vực.

Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm