Phú Mỹ và những tiềm năng cộng hưởng

| 9-05-2020, 10:29 | Thị trường 24h

Tọa lạc tại phía tây tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Thị xã Phú Mỹ mới được thành lập vào 12/4/2018 theo Nghị quyết số 492/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban thường vụ Quốc Hội. Thị xã Phú Mỹ có sức hút đầu tư rất lớn xuất phát từ những tiềm năng cộng hưởng của địa phương. 

Phú Mỹ và những tiềm năng cộng hưởng

Sức hút thị trường bất động sản Phú Mỹ

Vị trí tiếp giáp địa lý của Phú Mỹ như sau: Phía đông giáp huyện Châu Đức; Phía đông nam giáp thành phố Bà Rịa; Phía tây giáp huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh qua vịnh Gành Rái; phía nam giáp thành phố Vũng Tàu; Phía bắc giáp huyện Long Thành; Phía tây bắc giáp huyện Nhơn Trạch.

Tổng quan Phú Mỹ tại Bà Rịa - Vũng Tàu

Theo UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, đô thị Phú Mỹ có vị trí đặc biệt quan trọng, là đầu mối giao thông, giao thương của tỉnh với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và quốc tế. Thị xã Phú Mỹ cũng đang giữ vai trò chiến lược, hiếm địa phương nào có, khi được định hướng phát triển 5 mũi nhọn kinh tế của Bà Rịa - Vũng Tàu gồm: công nghiệp, cảng biển, dịch vụ hậu cần cảng, du lịch và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Nơi này có vị trí chiến lược là cửa ngõ ra biển Đông, cách TP.HCM chưa đến 50 km qua cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây cùng quốc lộ 51, với hàng loạt các hạ tầng hiện đại, đồng bộ đã, đang và sẽ hoàn thành trong tương lai như tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành kết nối Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai và các tỉnh miền Tây; cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, sân bay quốc tế Long Thành, sân bay Hồ Tràm...

Phú Mỹ có nhiều khu du lịch

Bên cạnh đó, thị xã Phú Mỹ là địa phương đứng thứ 3 tại Việt Nam về mặt đóng góp ngân sách, sở hữu nhiều điều kiện để phát triển kinh tế như: cụm cảng nước sâu Thị Vải - Cái Mép (cụm cảng duy nhất ở Việt Nam có các chuyến tàu mẹ chở container đi trực tiếp châu Âu, châu Mỹ mà không phải trung chuyển qua nước thứ 3) với 35 bến cảng, nằm trong top 19 cảng biển lớn nhất thế giới, có tốc độ tăng trưởng trong nhóm nhanh nhất thế giới.

Đặc biệt, chỉ riêng tại Phú Mỹ đã có hệ thống khu công nghiệp lên đến 5.000 ha, cùng hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, kết nối thông thoáng hàng đầu Đông Nam bộ. Với tốc độ phát triển công nghiệp bứt phá, hiện thị xã Phú Mỹ đang thu hút một lượng lớn người lao động đổ về đây. Theo báo cáo của văn phòng UBND tỉnh, khu vực này hiện có hơn 80 nghìn lao động. Trong đó, lao động đến từ các địa phương khác chiếm đến 90%.

Tương tự các thành phố cảng và công nghiệp sầm uất trên thế giới, Phú Mỹ sẽ là nơi quy tụ đông đảo chuyên gia, doanh nhân hàng đầu trong và ngoài nước đến định cư và làm việc. Đây là lợi thế để gia tăng giá trị bất động sản bởi ngoài nhu cầu mua để ở, khách hàng còn có thể khai thác các mô hình kinh doanh, cung cấp các dịch vụ cho thuê, đầu tư sinh lời...

Kinh Tế tại Phú Mỹ

Thị xã Phú Mỹ là nơi tập trung nhiều khu công nghiệp nhất của tỉnh. Hàng loạt các nhà máy lớn đã xây dựng như: nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ 2 – 1, Phú Mỹ 1, Phú Mỹ 2, Phú Mỹ 3, Phú Mỹ 4, nhà máy thép VINA-KYOEI, nhà máy thép Pomina 2, nhà máy luyện phôi thép Pomina 3, nhà máy phân bón NPK, nhà máy gạch men Mỹ Đức, nhà máy sản xuất thùng phuy, các nhà máy xay lúa mì, bột mì, sản xuất hạt nhựa PVC, sản xuất nhựa đường, sản xuất ống thép, cốt thép, chế biến thực phẩm và thức ăn gia súc.

Tại thị xã này tập trung các khu công nghiệp nặng và năng lượng lớn, đặc biệt là tại phường trung tâm Phú Mỹ. Khu công nghiệp khí – điện – đạm Phú Mĩ có tổng mức đầu tư hơn 6 tỷ USD với các nhà máy điện có tổng công suất lên đến 3900 MW, chiếm gần 40% tổng công suất điện năng của cả nước, nhà máy đạm Phú Mỹ có công suất 800.000 tấn phân đạm urê và 20.000 tấn amoniac/năm. Ngoài ra, còn nhiều dự án nhà máy thép, nhà máy tổng hợp PVC khác tập trung tại đây. Rất nhiều cảng lớn đã được xây dựng bên dòng sông Thị Vải.

Hiện nay, trên địa bàn thị xã Phú Mỹ đã và đang hình thành một số khu đô thị mới như khu đô thị Cinderella 2, khu đô thị Cinderella 3, khu đô thị Thương mại Petro Town, khu đô thị Phú Mỹ Town, khu đô thị Phú Mỹ Center Point. Và rất nhiều bất động sản Phú Mỹ hình thành.

Phú Mỹ được vị trí thành phố Công Nghiệp và Cảng Biển

Giao Thông tại Phú Mỹ 

Theo quy hoạch, với lợi thế riêng về luồng nước sâu, cảng Thị Vải sẽ là cảng biển chính của hệ thống Cảng Sài Gòn trong tương lai gần. Thị xã Phú Mỹ cách sân bay Quốc tế Long Thành 20 km đường bộ, cách sân bay Hồ Tràm 10km đi bộ.

Đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu dự kiến có chiều dài tuyến 77,6 km trong đó đoạn Biên Hòa – Phú Mỹ dài 38 km, Phú Mỹ – đường ven biển Vũng Tàu dài 28 km, đoạn nối từ đường ven biển Vũng Tàu – QL51C dài 2,8 km và đoạn nối Phú Mỹ – QL51 (vào cảng Cái Mép – Thị Vải) dài 8,8 km.

Tiềm năng sức bật nhờ hạ tầng giao thông?

Dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu có tổng chiều dài toàn tuyến 77,8km. Bộ Giao thông - vận tải chia dự án làm 2 thành phần. Thành phần 1 từ TP.Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) đến TX.Phú Mỹ (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) có tổng chiều dài tuyến 46,8km, điểm đầu giao với tuyến tránh quốc lộ 1 đoạn qua TP.Biên Hòa, cách ngã tư Vũng Tàu 6,5km về phía Bắc; điểm cuối kết nối nhánh đường vào Cảng Cái Mép - Thị Vải; chiều dài đoạn qua tỉnh Đồng Nai 34,2km và 12,6km chạy qua Bà Rịa - Vũng Tàu. Dự án phần 2 dài 31km từ TX.Phú Mỹ đến TP.Vũng Tàu.

Động lực phát triển hạ tầng giao thông Phú Mỹ

Sân bay Hồ Tràm: với đầu tư khoảng 4.250 tỷ đồng, quy mô cảng hàng không cấp 4C với một đường băng dài 2.400 m, rộng 45 m, hệ thống đường lăn, sân đỗ máy bay hoEàn chỉnh; nhà ga hành khách, đài kiểm soát và các công trình phụ trợ, hạ tầng kỹ thuật. Địa điểm xây dựng sân bay ở xã Lộc An và Láng Dài (huyện Đất Đỏ) với diện tích hơn 244.00 ha.

Sân bay chuyên dùng phục vụ cho Dự án khu du lịch giải trí phức hợp Hồ Tràm, nhằm phục vụ cho nhu nhu cầu du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu.

Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm