Dự báo giá vàng nửa cuối năm 2022: Liệu vàng có phục hồi và đi lên?

| 16-11-2022, 14:46 | Thị trường 24h

Trong suốt nửa đầu năm 2022 thị trường tài chính nói chung đã chứng kiến nhiều biến động bất ngờ, thị trường vàng chứng kiến ​​sự sụt giảm cùng với các tài sản khác như chứng khoán, tiền điện tử do lo ngại suy thoái kinh tế.

Chỉ số Đô la Mỹ tăng lên mức cao nhất 20 năm trong khi đồng EURO giảm xuống mức thấp nhất trong 19 năm.  Những lo ngại về một cuộc suy thoái không thể tránh khỏi do lãi suất tăng đã thúc đẩy các nhà đầu tư trú ẩn sang đồng đô la Mỹ và cũng gây ra một lực bán mạnh lên vàng. Hãy cùng xem dự báo giá vàng sắp tới sẽ có gì?

Dự báo giá vàng (XAUUSD): góc nhìn kỹ thuật

Biểu đồ hàng ngày của vàng đang cho thấy một mẫu hình nêm giảm, giá vàng đang chạm đáy của hình nêm và nhiều khả năng kim loại quý này sẽ có một đợt phục hồi giá trong ngắn hạn. Tuy nhiên, các bộ dao động đang ở trong điều kiện quá bán, với chỉ số RSI ở mức 28,70, không hỗ trợ xu hướng tăng giá, nhưng một khi nó thoát ra khỏi khu vực đó, vàng có thể củng cố trước khi thách thức đường xu hướng đỉnh nêm xung quanh mốc 1800 USD.

Trong chiều hướng ngược lại mà ít có khả năng xảy ra hơn là vàng sẽ thủng đáy cũ đã tạo ra tuần trước là 1730 thì điểm hỗ trợ mới của giá vàng được xác đinh quanh vùng 1500 USD.

 

Các yếu tố tác động đến giá vàng

Việc vàng giảm 4 tuần liên tiếp có sự tác động rất lớn từ nền kinh tế Mỹ, tuần vừa rồi(03-09/08), Mỹ đã công bố Số liệu việc làm phi nông nghiệp (NFP) tháng 6 đạt mức cao 372.000, hơn xa so với mức dự kiến là 260.000, trong khi đó số liệu về tỷ lệ thất nghiệp vẫn đang duy trì ở mức khá thấp là 3.6%.  Những thông tin tích cực về thị trường lao động Mỹ đã phần nào góp phần làm xoa dịu bớt các lo ngại về suy thoái kinh tế của giới đầu tư. Bên cạnh đó, thông tin này càng củng cố niềm tin răng FED sẽ gia tăng lãi suất lên 75 điểm cơ bản vào kỳ nâng lãi suất trong tháng 07 này, góp phần đẩy giá đồng USD tăng cao.

Ngoài số liệu NFP của Mỹ thì việc đất nước tiêu thụ vàng thứ hai toàn cầu là Ấn Độ tăng mạnh thuế nhập khẩu vàng lên 12.5% là nguyên nhân làm hạ nhu cầu mua vàng vật chất của đất nước này. Còn quốc gia tiêu thụ vàng lớn nhất toàn cầu là Trung Quốc vẫn đang giữ vững chính sách zero-Covid

Đó là 02 yếu tố quan trọng gây ra tác động tiêu cực đến giá của kim loại quý này trong tuần tới, tuy nhiên cũng khó có thể đẩy giá tiếp tục giảm vì mức giá 1.680 USD là mức giá đáy của năm 2021 mà vàng đã không thể xuyên thủng trong 3 lần.

Triển vọng giá vàng trong ngắn hạn

Tuần tới là một tuần quan trọng khác khi Mỹ sẽ công bố các chỉ số kinh tế quan trọng, đặc biệt là chỉ số lạm phát CPI, chỉ số này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng lãi suất của FED sắp tới. Các chuyên gia dự báo chỉ số CPI tháng Sáu của Hoa Kỳ có thể tiếp tục tăng đạt mốc 8,6-8.7% hoặc cao hơn. Việc này sẽ làm FED càng tích cực tăng lãi suất hơn và tác động xấu đến giá vàng.

Tuy nhiên vẫn còn một yếu tố hỗ trợ giá vàng lúc này khi tình hình căng thẳng địa chính trị diễn biến trên toàn cầu, Thế giới đang chuyển dần từ hợp tác hòa bình sang đối đầu. Minh chứng gần đây rất nhiều cuộc bạo động, thanh trừng xảy ra ở nhiều quốc gia.

Quay trở lại biểu đồ ptkt của vàng ở khung D1, hiện vùng hỗ trợ được thiết lập quanh 1720, khả năng vàng sẽ còn một nhịp giảm về quanh vùng này trước khi phục hồi trở lại.

Từ khoá :
Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm