Top 6 tỷ phú giàu nhất Việt Nam năm 2021

| 12-01-2022, 01:30 | Thị trường 24h

Trong năm qua, đại dịch Covid-19 “càn quét” nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên đối với những tỷ phú Việt Nam không hề bị tác động. Thậm chí có người tài sản còn tăng gần gấp đôi. Tính đến ngày 23/12/2021, tổng giá trị tài sản của 6 tỷ phú Việt Nam có tên trong bảng xếp hạng của Forbes là 19,5 tỷ USD.

Các đại diện này gồm Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long, Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh, CEO VietJet Air Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang và Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng (7,5 tỷ USD)

Ông Phạm Nhật Vượng là Chủ tịch Tập đoàn Vingroup. Ông được xem là tỷ phú USD đầu tiên trên sàn chứng khoán Việt Nam tình từ 7/3/2011 với giá trị tài sản lên đến khoảng 21.200 tỷ đồng Việt Nam, tương đương 1 tỷ USD Mỹ tại thời điểm đó.

Đến năm 2013, lần đầu tiên ông được vinh danh trên bảng xếp hạng của Forbes. Khi đó tổng tài sản của Chủ tịch Tập đoàn Vingroup là 1,5 tỷ USD, đứng vị trí thứ 974 thế giới.
Năm 2021, ông được Forbes vinh danh là người giàu nhất Việt Nam. Đây là năm thứ 9, ông Phạm Nhật Vượng có tên trong bảng xếp hạng này.

Top 6 tỷ phú giàu nhất Việt Nam năm 2021
Ông Phạm Nhật Vượng là Chủ tịch Tập đoàn Vingroup.

Tập đoàn Vingroup được thành lập vào tháng 09/2009 dựa trên việc đổi tên từ tập đoàn Technocom do ông Phạm Nhật Vượng đã gây dựng trước đó. Sau khi hình thành, Vingroup tập trung vào lĩnh vực đầu tư vào các khu đô thị, dự án nhà ở, khu nghỉ dưỡng. Royal city, Time city, Vinhomes Riverside, Vinpearl Nha Trang, Vinpearl Phú Quốc…là những dự án thành công mang thương hiệu của Tập đoàn Vingroup.

Ngoài bất động sản, nguồn tài sản của ông Phạm Nhật Vượng còn đến từ dòng xe mang thương hiệu Vinfast được ra mắt vào năm 2018. Sản xuất, giáo dục và y tế cũng là những lĩnh vực kinh doanh thành công của Tập đoàn Vingroup.

Tỷ phú Trần Đình Long (3,1 tỷ USD)

Lần đầu tiên ông Trần Đình Long được vinh danh trên bảng xếp hạng của Forbes là vào năm 2018. Sau 3 năm, Chủ tịch Hòa Phát lại tái xuất khi trở thành người giàu thứ hai Việt Nam. Tính đến ngày 24/12/2021, tổng tài sản của ông là 3,1 tỷ USD,tăng hơn 800 triệu USD so với đầu năm.

Ông Trần Đình Long.

Năm 1992, ông Long cùng ông Trần Tuấn Dương, hai người là bạn thân thiết, thành lập Công Ty TNHH Thiết bị Phụ Tùng Hòa Phát và nắm giữ Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc điều hành. Từ năm 1996 đến năm 2005, ông Trần Đình Long nắm giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT của các công ty thuộc nhóm Hòa Phát bây giờ. Năm 2007, Tập đoàn Hòa Phát ra đời, ông Trần Đình Long nắm giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Hòa Phát.

Cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát nằm trong nhóm bluechip dẫn dắt thị trường trong giai đoạn đầu và giữa năm 2021. Kết quả kinh doanh hiệu quả, cổ phiếu của Hòa Phát trở thành tâm điểm chú ý trên thị trường. Mã này tăng từ ngưỡng 31.000 đồng lên hơn 55.000 đồng vào đầu tháng 6, tiếp tục tiến gần 60.000 đồng khi công bố kết quả kinh doanh quý II. Kết quả này giúp tổng tài sản của ông Trần Đình Long có thời điểm tiến gần ngưỡng 4 tỷ USD.

Tỷ phú Hồ Hùng Anh (2,6 tỷ USD)

Đầu năm 2020, tài sản của tỷ phú Hồ Hùng Anh, Chủ tịch ngân hàng Techcombank đạt 1,3 tỷ USD, đứng thứ 4 trong danh sách tỷ phú Việt Nam.

Tuy nhiên, đến năm 2021, tổng giá trị tài sản của ông Hùng Anh đã tăng gấp đôi, lên tới 2,6 tỷ USD. Vì vậy, ông đã trở thành người giàu thứ 3 Việt Nam.

Ông Hồ Hùng Anh.

Ông Hồ Hùng Anh tốt nghiệp cử nhân ngành Điện tử tại trường Đại học Bách khoa Kiev (Ukraine). Ông khởi nghiệp tại Liên bang Nga trong lĩnh vực mì gói và tương ớt. Chủ tịch ngân hàng Techcombank được xem là cặp bài trùng với ông Nguyễn Đăng Quang cùng gây dựng nên cả 2 đế chế Masan và Techcombank. Thời gian gần đây, ông Hồ Hùng Anh rút khỏi tập đoàn Masan để tập trung vào Techcombank theo những quy định riêng của ngành ngân hàng.

Masan, Vietnam Airlines, Vingroup đều là những khách hàng lớn của ngân hàng Techcombank. Ngoài ra, mảng dịch vụ và đầu tư cũng đem lại giá trị tài sản lớn cho ông Hùng Anh.

Nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo (2,5 tỷ USD)

Năm 2021 với sự càn quét của biến thể Delta đã khiến ngành hàng không trên thế giới và Việt Nam “điêu đứng”. Tuy nhiên, nằm ngoài xu hướng chung, hàng hàng không Vietjet Air vẫn có những bước phát triển vượt bậc.

Công ty cổ phần Hàng không Vietjet (Vietjet Air) vừa công bố báo cáo tài chính quý III năm 2021. Theo đó, doanh thu thuần Vietjet Air đạt 2.654 tỷ đồng, giảm 25% so với quý II và giảm 5,5% so với cùng kỳ năm 2020.

Mặc dù mức doanh thu xuống thấp kỷ lục, nhưng quý III lại là quý mà hãng hàng không Vietjet Air có lợi nhuận gộp lên tới 559 tỷ đồng. Đây là mức lợi nhuận cao nhất kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát.

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo.

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo và chồng là ông Nguyễn Thanh Hùng đã thành lập công ty SOVICO Holdings từ cuối những năm 80 của thế kỷ trước, tại Liên bang Nga. Lĩnh vực kinh doanh chính của công ty là các mặt hàng tiêu dùng, nhu yếu phẩm, điện tử, may mặc.
Khi trở về Việt Nam, bà cùng góp vốn thành lập ngân hàng Techcombank và ngân hàng VIB. Đến năm 2007, công ty SOVICO Holdings của bà Thảo cùng HDBank và tập đoàn T&C thành lập hãng hàng không Vietjet Air.

Năm 2011, bà Thảo trở thành Giám đốc điều hành của Vietjet Air. Dưới sự lãnh đạo của “nữ tướng” Nguyễn Thị Phương Thảo, hãng hàng không giá rẻ này đã đạt mức tăng trưởng đáng kinh ngạc. Năm 2019, Vietjet đã đứng đầu thị trường hàng không Việt Nam và chiếm tới 41,2% thị phần.

Bà Thảo còn là Phó chủ tịch thường trực của ngân hàng HDBank, Chủ tịch HĐQT của SOVICO Holdings, Chủ tịch Công ty Địa ốc Phú Long…

Với việc nắm nhiều chức vụ quan trọng tại nhiều công ty lớn của Việt Nam, bà Nguyễn Thị Phương Thảo sở hữu một khối tài sản vô cùng đồ sộ. Bà là tỷ phú đô la thứ 2 của Việt Nam sau ông Phạm Nhật Vượng. Tính đến tháng 10 năm 2021, bà Nguyễn Thị Phương Thảo trở thành nữ tỷ phú USD đầu tiên và duy nhất của Đông Nam Á.

Tỷ phú Nguyễn Đăng Quang (2,2 tỷ USD)

Tính đến ngày 23/12, tổng số tài sản ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Tập đoàn Masan là 2,2 tỷ USD.

Ông Nguyễn Đăng Quang.

Từ những năm 1990, khi đang sinh sống tại Liên bang Nga, ông Quang đã khởi nghiệp bằng cách bán mì gói cho người Việt đang định cư tại đây. Từ đó mở rộng sang kinh doanh các mặt hàng thực phẩm khác.

Năm 2002, ông Nguyễn Đăng Quang ra mắt thương hiệu Masan tại Việt Nam. Sản phẩm đầu tiên được ra mắt là nước tương Chin-su. Từ đó đến nay, mỗi khi nhắc tới Masan, người Việt Nam lại nhớ tới những sản phẩm như Tương ớt Chin-su, Nước mắm Nam ngư, Mì Omachi, Mì Kokomi, Xúc xích Ponnie, Cà phê Vinacafe, Bia Sư tử trắng…

Tỷ phú Trần Bá Dương (1,6 tỷ USD)

Người giàu thứ 6 ở Việt Nam năm 2021 là ông Trần Bá Dương, Chủ tịch Tập đoàn ôtô Trường Hải (Thaco).

Ông Trần Bá Dương.

Công ty Ôtô Trường Hải của ông Trần Bá Dương ban đầu chỉ bán xe. Sau đó còn thực hiện lắp ráp ô tô cho các thương hiệu nước ngoài, như Kia, Mazda và Peugeot. Đồng thời sản xuất xe bus, xe tải mang thương hiệu Việt Nam. Hiện tổng số tài sản của ông Dương lên đến 1,6 tỷ USD. So với thời điểm tháng 2/2020, tài sản của tỷ phú này đã giảm khoảng 100 triệu USD.

Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm