Tìm hiểu về đặc khu kinh tế Phú Quốc?

| 17-06-2021, 11:11 | Thị trường 24h

Việc có đặc khu kinh tế giúp như chắp cánh cho Phú Quốc vụt phát triển. Vậy đặc khu kinh tế Phú Quốc là gì mà có thể tác động lớn lên đảo ngọc đến vậy?

Đặc khu kinh tế là gì?

Đặc khu kinh tế hay khu kinh tế đặc biệt (tiếng Anh: Special Economic Zones — SEZ)  là khu vực có địa giới xác định, có diện tích rộng hơn khu công nghiệp, khu chế xuất thuộc lãnh thổ quốc gia. Đặc biệt, khu vực này được áp dụng các ưu đãi về chế độ hải quan, ngoại hối, thuế, thị thực đến các nhà đầu tư trong và ngoài nước.


Tìm hiểu về đặc khu kinh tế Phú Quốc?

Theo thống kê, trên thế giới hiện có khoảng hơn 200 đặc khu kinh tế ở hơn 60 quốc gia, tuỳ theo từng quốc gia mà sẽ có những tên gọi khác nhau như: khu vực kinh tế tự do, khu vực công nghiệp tự do, khu vực khuyến khích xuất khẩu. Tại Việt Nam, hiện tại có 3 đặc khu kinh tế là Phú Quốc – Kiên Giang, Vân Đồn – Quảng Ninh, Bắc Vân Phong – Khánh Hoà.

Đặc khu kinh tế Phú Quốc là gì?

Đặc khu kinh tế Phú Quốc là khu tự do kinh tế, đặc khu được thành lập với mục đích nhằm thu hút sự đầu tư từ trong và ngoài nước với các chính sách đãi ngộ ưu tiên. Tại đặc khu, nhằm thúc đẩy, hỗ trợ các hoạt động kinh tế. Các công ty thường được giảm thuế hoặc không bị đánh thuế thu nhập.



Những nơi được Chính phủ phê duyệt xây dựng đặc khu, thường được chú trọng đầu tư nâng cấp, chính sách đãi ngộ tốt:

Hạ tầng giao thông

Với nguồn vốn hàng tỷ đô đầu tư vào các hạng mục: hải cảng, sân bay quốc tế, mở đường cao tốc. Cơ sở hạ tầng giao thông ở Phú Quốc sẽ có sự thông suốt, liền mạch hơn nhiều.

Phát triển du lịch – Khách sạn nghỉ dưỡng

Nhiều dự án nghỉ dưỡng biển lớn, với sự đầu tư của nhiều tập đoàn lớn trên đất Phú Quốc hiện nay: Vinpearl Phú Quốc, Movepick Waverly Resort Phú Quốc, Intercontinental Phú Quốc…. đã làm thay đổi bộ mặt nơi đảo ngọc.

Miễn giảm thuế ( Khu phi thuế quan)

Khu phi thuê quan được quy hoạch chi tiết, gắn liền với cảng biển An Thới và Sân bay quốc tế Phú Quốc. Hoạt động tại khu miễn thuế gồm :

  • Sản xuất hàng xuất nhập khẩu, lắp ráp và tái chế, gia công.
  • Hàng hóa thương mại: Siêu thị miễn trừ thuế, hoạt động xuất nhập khẩu, siêu thị bán lẻ, tạm xuất – nhập khẩu.
  • Dịch vụ thương mại: Phân loại và đóng gói sản phẩm, giao nhận và vận chuyển hàng quá cảnh, nhà hàng – khách sạn, vui chơi – giải trí..
  • Xúc tiến hợp tác: Khu triển lãm giới thiệu sản phẩm, văn phòng đại diên – chi nhánh công ty trong và ngoài nước, các tổ chức tín dụng – ngân hàng trong ngoài nước.

Thời gian thuê đất:

Các công ty, doanh nghiệp, chủ đầu tư, được thuê đất với thời gian ưu đãi. Đây là chìa khóa nhằm thúc đẩy các nguồn đầu tư, thu hút đầu tư trong ngoài nước vào Phú Quốc.

Tác động của đặc khu kinh tế vào Phú Quốc


Rất nhiều công trình, cơ sở hạ tầng giao thông đang dần hoàn thiện sẽ giúp Phú Quốc tạo bước đà cất cánh của mình. Trong đó, một số công trình đáng chú ý như sân bay quốc tế Phú Quốc, Cảng hành khách quốc tế Dương Đông, Tuyến giao thông Bắc – Nam, đường quanh đảo (91km) cùng hệ thống cung cấp điện, nước đang được tiếp tục đầu tư hoàn thiện.

Phú Quốc là điểm đến của rất nhiều những tập đoàn lớn, nhất là trong lĩnh vực bất động sản, bất động sản nghỉ dưỡng. Hiện tại VinGroup, CEO Group, Sun Group, hay BIM Group…đều đã có mặt tại Phú Quốc với tổng số vốn đầu tư lên đến khoảng 377 nghìn tỷ đồng.

Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm