Nguồn tín dụng bất động sản bị thu hẹp ảnh hưởng thế nào đến dòng bất động sản hạng sang ?

| 11-07-2019, 22:05 | Thị trường 24h

Việc thu hẹp nguồn tín dụng bất động sản đã gây sức ép không nhỏ tới những dòng bất động sản hạng sang, trong đó trọng điểm là những dự án đất nền chung cư cao cấp, nhà ở cao cấp, dự án condotel… đều là những phân khúc chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những chính sách tín dụng mới này.

1. Dòng vốn tín dụng cho vay đầu tư bất động sản đang dần bị thu hẹp

Theo thông tư số 36 được ngân hàng nhà nước mới công bố vừa qua có nội dung đáng chú ý, chính là việc thay đổi quy định về hệ số rủi ro đối với những khoản vay bất động sản.

Nếu theo như dự thảo mới được ngân hàng công bố, hệ số rủi ro mà ngân hàng đang phải áp dụng  khi trích lập dự phòng cho các khoản vay cá nhân dư nợ từ 3 tỷ đồng sẽ là 150%. Điều này tức là những ngân hàng hiện nay phải dự trữ thêm vốn đối với lĩnh vực bất động sản có tiềm ẩn rủi ro. Đồng thời, nhằm kiểm soát cho vay cá nhân liên quan đến bất động sản để mua nhà ở phân khúc cao cấp.



Đây cũng là dấu hiệu cho thấy tín dụng bất động sản sẽ ngày càng bị siết chặt, điều này tác động trực tiếp tới những dòng sản phẩm bất động sản cao cấp, thậm chí có thể có nguy cơ tạo thành “bong bóng bất động sản” cho thị trường.

Đặc biệt hiện nay trên thị trường nhu cầu mua nhà giá rẻ, nhà ở xã hội hay những nhà thu nhập thấp của phần đông khách hàng Việt còn đang vô cùng cao, trong khi phân khúc bất động sản giá rẻ đang chưa đáp ứng được với nhu cầu của khách hàng thì các chủ đầu tư lại tập trung nhiều hơn cho phân khúc bất động sản cao cấp.

Chính vì vậy thời gian tới khi chính sách siết tín dụng đối với bất động sản cao cấp được thực thi sẽ tác động khá lớn tới toàn bộ thị trường bất động sản, khiến mặt bằng giá nhà sẽ tăng lên đáng kể so với hiện tại.

Khi giá nhà tăng lên bởi hậu quả của siết tín dụng sẽ “tước” cơ hội tiếp cận nhà ở của một bộ phận người dân tại các đô thị lớn. Như vậy, vô tình chính sách kiểm soát thị trường bất động sản lại đi ngược với chính sách tạo điều kiện về nhà ở cho người dân.

2. Siết tín dụng bất động sản khiến thị trường giao dịch trầm lắng

Đứng trước động thái siết chặt tín dụng bất động sản của các ngân hàng nhà nước cũng khiến thị trường bất động sản hạng sang có dấu hiệu trầm lắng khá lớn, nổi bật là việc giao dịch tại các dự án condotel đang ngày càng chậm.

Theo nghiên cứu từ thị trường bất động sản, đối với những dòng bất động sản hạng sang như condotel tại các thành phố du lịch như Phú Quốc hay Bà Rịa – Vũng Tàu đều đang có mức hấp thụ khá thấp, chỉ dừng ở mức 39-40%, mức tồn kho lên tới 60-61%. Đối với những thành phố du lịch biển còn lại thì tỷ lệ hấp thụ căn hộ condotel lại càng thêm ảm đạm.



Tất nhiên một trong những nguyên nhân khiến thị trường condotel trầm lắng một phần từ chính sách pháp lý của phân khúc bất động sản này chưa được rõ ràng, nhưng cũng một phần do các chủ đầu tư dự án chịu ảnh hưởng từ nguồn tín dụng bất động sản bị thu hẹp, khiến chủ đầu tư không có chính sách hỗ trợ tài chính khiến dự án không đủ sức hấp dẫn với khách hàng.

Riêng với phân khúc nhà ở chung cư cao cấp tại thị trường Hà Nội cũng có dấu hiệu trầm lắng, thị trường giao dịch đang chậm lại và có không ít dự án hạng sang đang đối mặt với tình trạng không có thanh khoản và cắt lỗ, nhiều căn hộ chung cư không chào bán được khách hàng.

Những dự án xuất hiện thông tin rao bán cắt lỗ nhiều có dự án Goldmark Hồ Tùng Mậu, dự án Sunshine Tây Hồ, dự án Times Square Lê Văn Lương.

Trên thực tế việc siết tín dụng bất động sản dù ảnh hưởng không nhỏ tới thị trường bất động sản hạng sang, nhưng nguyên nhân dự án không thành công cũng một phần do dự án chưa có kế hoạch dài hạn rõ ràng, việc quản lý dự án chưa khoa học gây ảnh hưởng tới khả năng thu hút khách hàng cũng như tính thanh khoản của dự án bất động sản.

Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm