Trong đại dịch, giá đất nền nhiều vùng quê tăng tới 50%

| 19-02-2021, 07:47 | Thị trường 24h

Trong đại dịch, giá đất nền nhiều vùng quê tăng tới 50%

Ảnh minh họa.

Trong năm 2020, mặc dù dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp nhưng giá nhà ở riêng lẻ, đất nền vẫn có xu hướng tăng hơn so với năm 2019. Tuy nhiên biên độ tăng giá rất khác nhau giữa các địa phương cũng như tại từng khu vực cụ thể của mỗi địa phương. 


Nếu tính theo mức giá bình quân trên địa bàn cấp tỉnh/thành phố hoặc cấp huyện thì mức độ tăng giá nhà ở riêng lẻ, đất nền tại các địa phương chỉ khoảng 3-5%. Theo ghi nhận của các đơn vị nghiên cứu thị trường tại một số địa phương có hiện tượng tăng giá cục bộ tại một số dự án, khu vực với mức tăng mạnh.


Báo cáo mới nhất của Bộ Xây dựng, tại Hà Nội, ghi nhận từ một số khu vực đất đai người dân quản lý trong làng, xã các vùng Sơn Tây, Hòa Lạc, Thạch Thất, Hoài Đức... có mức giá 25 – 30 triệu/m2 tăng 50% so với năm 2019; các vùng như Đông Anh, Gia Lâm, Long Biên cũng tăng khoảng 20 – 30% so với năm 2019.


Tại TP. Hồ Chí Minh, kể từ sau thông tin sẽ sáp nhập quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức thành một thành phố mới, giá nhà đất ở các quận này liên tục tăng nhiều đợt.


Điển hình như, trên tuyến đường Nguyễn Xiển, Nguyễn Phước Thiện, Hoàng Hữu Nam, Nguyễn Văn Tăng…, quận 9, vị trí đất mặt đường đã lên tới 100 triệu đồng/m2; tại phường Trường Thọ, quận Thủ Đức, giá đất trước đây chỉ khoảng 40 - 50 triệu đồng/m2 đã tăng lên tới 70 - 90 triệu đồng/m2, tăng khoảng 40% so với năm 2019.


Tại Đồng Nai, với lợi thế tiếp giáp khu Đông của TP. Hồ Chí Minh và việc đầu tư xây dựng sân bay Long Thành, giá đất bình quân năm 2019 khoảng 12-14 triệu đồng/m2 thì nay đã tăng lên khoảng 22 triệu đồng; đất tại thị trấn Long Thành có nơi đã tăng đến 100 triệu đồng/m2.


Tại Cần Thơ, các dự án gần trung tâm thành phố, gần đường lớn có mức giá bình quân từ 40 – 60 triệu đồng/m2; dự án  nằm trong lớp trong, tiếp giáp đường nhỏ có mức giá từ 20-30 triệu đồng/m2; mức giá này tăng khoảng 7% so với năm 2019.


“Qua ghi nhận việc tăng giá mạnh và cục bộ tại một số khu vực có giao dịch chủ yếu diễn ra giữa các nhà đầu cơ. Cùng với sự tăng giá do có sự đầu tư phát triển hạ tầng tại một số đô thị, dự án cụ thể thì cũng có một số hiện tượng giới đầu cơ bất động sản lợi dụng các yếu tố như chuẩn bị quy hoạch đô thị, chuẩn bị xây dựng các công trình hạ tầng, mở rộng đô thị...để "thổi giá" nhằm thu lợi bất chính”, báo cáo từ Bộ Xây dựng nhận định.

Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm