Thông tin quy hoạch thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025

| 26-08-2020, 13:58 | Thị trường 24h

Thành phố Hồ Chí Minh đã lựa chọn đơn vị tư vấn để thực hiện việc lập đồ án điều chỉnh quy hoạch. Hiện tại việc quy hoạch thành phố đến năm 2025 đã được UBND TP.HCM lên lộ trình cụ thể theo hướng đa trung tâm và mô hình vệ tinh. Dưới đây là những điểm mới về thông tin quy hoạch chi tiết TP HCM đến năm 2025.

Thông tin quy hoạch thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025

1. Sơ lược về TP HCM

TP HCM là trung tâm kinh tế trọng điểm của khu vực phía Nam với tổng diện tích 2058 km2, nơi đây có khoảng 500km2 diện tích được đô thị hóa.

Theo thông kê mới nhất, TP HCM có hơn 8 triệu người và đa số là dân nhập cư, lao động từ các tỉnh thành khác đổ về để làm việc. Dự kiến đến cuối năm 2020 TP HCM sẽ có quy mô dân số gần 12 triệu người, và diện tích nhà ở bình quân đầu người đạt 19,8 m2/người.

Với lịch sử phát triển khoảng 300 năm, với sự phát triển toàn diện nên TP HCM đã đóng góp khoảng 25% GDP, 33% giá trị sản xuất công nghiệp và 30% kim ngạch xuất khẩu của cả nước Việt Nam. Hơn hết đây là đầu mối giao thông đối nội, đối ngoại quan trọng của cả nước.

2. Quy hoạch thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025

TP HCM sẽ được quy hoạch theo mô hình “đa cực. Tức là trong một thành phố sẽ có nhiều trung tâm. Để làm được điều này, thành phố sẽ phát triển các trung tâm theo 4 hướng: Đông, Nam, Tây Bắc và Tây Nam. Ở khu vực nội thành, sẽ tận dụng không gian ngầm quanh khu vực nhà ga Metro để cải tạo và phát triển để tạo thành các trung tâm tiện ích gắn, thương mại và phương tiện công cộng.

Phía Nam (khu vực Quận 7, Nhà Bè): Ở khu vực này có nhiều kênh rạch và sông ngòi, cùng với đó là quỹ đất phát triển đô thị nhiều. Chính vì vậy thành phố sẽ tập trung phát triển hạ tầng kỹ thuật để phục vụ cho việc thoát nước.

Phía Đông (Khu vực Quận 2, 9 và Thủ Đức): Đây là khu vực có hành lang cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây đi qua, chính vì vậy sẽ được tập trung phát triển các khu đô thị dọc xa lộ Hà Nội. Tiêu biểu có thể kể đến như khu công nghệ cao, khu công viên phần mêm Đại học Quốc gia TP.HCM.

Phía Tây Nam (Quận Tân Phú, Bình Tân, Bình Chánh): Đây đều là những Quận có sự phát triển cơ bản, chính vì vậy UBND TP HCM ưu tiên phát triển hạ tầng phù hợp tại đây.

Phía Tây Bắc (Quận 12, Hóc Môn, Củ Chi): Những Quận này nằm ở vùng ven của thành phố nên có quỹ đất nhiều và tốt. Thích hợp để phát triển thành các khu đô thị mới. Thành phố cũng sẽ đồng bộ hạ tầng kỹ thuật sao cho phù hợp với hạ tầng xã hội.

Đây cũng là những vùng có tiềm năng phát triển du kịch cao nên cũng sẽ được tập trung đầu tư như các vùng bảo tồn thiên nhiên và dọc sông Sài Gòn.

Hiệu quả: Việc quy hoạch thành phố như vậy sẽ giúp cải thiện tình trạng kẹt xe và ngập nước vì đây là vấn đề tồn tại từ rất lâu và vẫn chưa thể khắc phục được. Bên cạnh đó quy hoạch thành phố theo hướng đa trung tâm còn giúp cải thiện việc thiếu không gian công cộng và hạ tầng kỹ thuật yếu kém.

Trước mắt việc điều chỉnh này cần đáp ứng được hai tiêu chí là tạo đồng thuận của xã hội và hấp dẫn được các doanh nghiệp.

Có thể thấy đề án xây dựng TP.HCM thành đô thị thông mình giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2025 rất phù hợp với quy hoạch thành phố theo mô hình đa trung tâm.

Bản đồ quy hoạch thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025

3. Mô hình quy hoạch đô thị vệ tinh TP.HCM đến năm 2025

Bên cạnh quy hoạch thành phố theo mô hình đa cực thì TP HCM cũng đã phê duyệt dự án phát triển khu đô thị vệ tinh đến năm 2025. Theo kế hoạch thì ngoài trung tâm thành phố, sẽ có 4 khu đô thị vệ tinh khác phát triển ở các hướng Đông, Tây, Nam, Bắc.

Phía Đông: Bao gồm quận Thủ Đức và Quận 9 sẽ được quy hoạch thành trung tâm phát triển khoa học công nghệ.

Phía Tây: Huyện Bình Chánh sẽ là trọng điểm của khu đô thị phía Tây. Tại đây sẽ phát triển các cụm nhà ở, nhà đất quy mô lớn và trung tâm thương mại.

Phía Nam: Sẽ có trọng tâm là khu đô thị cảng Hiệp Phước và Quận 7. Tại đây có một cảng biển quốc tế quy mô lớn được phát triển từ khu đô thị Hiệp Phước.

Phía Bắc: Được xác định là khu đô thị vệ tinh với cái tên là đô thị đại học, diện tích quy hoạch hơn 6000 ha. Tại đây quy tụ nhiều trường đại học lớn thuộc quốc gia và trung tâm giáo dục cấp thành phố.

4. Điểm mới trong quy hoạch thành phố đến năm 2025

Trong quá trình bổ sung việc quy hoạch, TP HCM nhấn mạnh phải tiến hành quy hoạch gắn với phát triển nguồn lực của thành phố. Đối với vấn đề phát triển hạ tầng kỹ thuật và ứng biến với biến đổi khí hậu cần có cấu trục đô thị phù hợp để giải quyết.

Thành phố cũng bổ sung quy hoạch theo hướng mở và người đứng đầu phải có trách nhiệm chính trong công tác quy hoạch này. Bên cạnh đó, đề ra mục tiêu đến năm 2045 sẽ hoàn thiện hệ thống hạ tầng, xây dựng môi trường cạnh tranh cao.

Phát triển không gian đô thị đi đôi với giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng đất cũng được đề ra để thực hiện tới năm 2045. Thành phố Hồ Chí Minh muốn giảm thiểu áp lực dân số lên khu vực trung tâm bằng cách xây dựng mô hình thành phố vệ tinh.

Trên đây là quy hoạch thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025. Hy vọng với những định hướng này, thành phố sẽ có một diện mạo mới trong tương lai.

Xem thêm: Bản đồ TP HCM 

Nguồn: Invert.vn

Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm