Biến không gian nhà ở trở nên cá tính nhờ cách phối hợp họa tiết trang trí nội thất thông minh

Nguyễn Thanh Thuý Nguyễn Thanh Thuý | 22-11-2019, 11:13 | Nhà đẹp

Tại sao chúng ta phải sử dụng một thiết kế cố định cho ngôi nhà mà không kết hợp nhiều hoa văn trang trí khác nhau để thay đổi? Việc thiết kế hoa văn trang trí vào không gian sống đem lại một luồng sinh khí mới cho ngôi nhà, tạo ra nhiều năng lượng cũng như thể hiện một cá tính của riêng gia chủ. Dưới đây là một vài mẹo, công thức trang trí bí mật giúp bạn thay đổi trang trí ngôi nhà giống như một chuyên gia về thiết kế nội thất vậy.

Trong thực tế, các họa tiết thiết kế dường như vô tận về số lượng chủng loại, nhưng khi pha trộn lẫn nhau, chúng ta sẽ bắt gặp một số loại chính.

1. Kẻ sọc và chấm bi

Đây là hai loại họa tiết dễ dàng nhất để trang trí bởi vì tính trung lập về thiết kế. Điều đó có nghĩa là chúng dễ dàng kết hợp với bất kỳ phong cách thiết kế nào.

Biến không gian nhà ở trở nên cá tính nhờ cách phối hợp họa tiết trang trí nội thất thông minh

Kẻ sọc có đặc điểm chính ở hai dải màu, tỷ lệ một – một

Kẻ sọc cổ điển trắng đen là loại hoa văn được coi là hình mẫu cơ bản nhất, nhưng bạn có thể sử dụng các loại kẻ sọc màu sắc tươi sáng khác.

Vì mục đích thiết kế tạo hiệu ứng vui tươi khác nhau nên gia chủ có thể sử dụng hiệu ứng kẻ sọc màu để đem lại sự mềm mại và bớt rực chói hơn là dùng một màu trơn nguyên thủy.


Dù bạn sáng tạo bằng cách nào, kẻ sọc là một chủ đề tuyệt vời khi kết hợp trang trí các không gian khác nhau

Mặt khác, những chấm điểm bi nằm trong bộ chủ đề trung tính. Với sự lặp đi lặp lại của hoa văn, nó đơn giản đến mức dễ hiểu.

Các điểm tròn cũng đem lại cảm giác mềm mại, một chút nữ tính và lãng mạn, khiến không gian như lời mời chào đón.

Bí quyết sáng tạo:Sự kết hợp kẻ sọc và chấm bi.

Khi pha trộn chúng với nhau, bạn nên chú ý tiết chế tỷ lệ của chúng để tránh cảm giác rối mắt. Sự kết hợp này thực sự đem lại nhiều năng lượng cho những không gian sinh hoạt chung.

Cảm giác thoải mái thư thái đem lại từ họa tiết kẻ sọc và chấm bi khi kết hợp với nhau trong phòng khách.

2. Họa tiết hình học

Chủ đề hình học được tạo ra bằng cách lặp đi lặp lại các họa tiết hình học đơn giản và biến thể như các hình tam giác, hình vuông, hình tròn... Về lý thuyết, kẻ sọc cũng là một dạng hình học, nhưng trong thiết kế nội thất, họa tiết hình học có ý nghĩa là những hình phức tạp hơn.

Một số thiết kế pha trộn những họa tiết hình học lặp đi lặp lại có thể phức tạp hơn.

Phòng này sử dụng tấm thảm kẻ sọc đơn giản, nhưng kết hợp với chiếc gối họa tiết đa dạng. Tất cả đều là họa tiết hình học, nhưng mức độ phức tạp khác nhau rất nhiều.

Chỉ kết hợp hình học họa tiết sắc nhọn, không kết hợp chung với các họa tiết hình học cong mềm mại là một trong những mẹo đơn giản nhất mà không sợ cảm giác loạn mắt.

Bí quyết sáng tạo: Kết hợp các họa tiết chung một chủ đề.

Một cách dễ dàng nhất để kết hợp nhiều họa tiết hình học khác nhau trở nên đẹp mắt là chọn các họa tiết hình học có tỷ lệ tương tự nhau khi xếp cùng nhau. Một họa tiết nếu đặt riêng lẻ thì không đẹp, nhưng vì tất cả đều có tỷ lệ tương đương đứng cạnh nhau, kết hợp lại trở nên vô cùng đẹp mắt.

Những chiếc gối chung tỷ lệ sử dụng nhiều mẫu hoa văn hình học khác nhau nhưng trông rất hài hòa khi tất cả chúng đứng cạnh nhau.

3. Họa tiết hoa văn

Họa tiết hoa văn đem lại cảm giác hoàn toàn trái ngược so với các họa tiết hình học. Chúng có những hình dạng phức tạp hơn, mềm mại hơn theo những cảm nhận hoàn toàn tự nhiên hoang dã.

Các họa tiết hoa văn thường là thực vật bao gồm các mẫu hoa lá, cây cỏ hoặc có tính chất hữu cơ tương tự có trong tự nhiên.

Những họa tiết khác nhau có xu hướng dễ dàng kết nối lại với nhau hơn, miễn là chúng có màu sắc tươi mới.

Bí quyết sáng tạo: Kết hợp họa tiết hoa văn với một dạng hình học tam giác cơ bản.

Để giảm sự tập trung quá mạnh vào họa tiết hoa văn, bạn hãy kết hợp chúng với những hoa văn hình học cơ bản sắc cạnh như hình tam giác (hoặc kẻ sọc) để cân bằng những đường cong hoa văn quá mềm mại trở nên tinh tế hơn khi đứng cạnh các hình học sắc nét.

Những đường cong của hoa văn đã trở nên mềm mại dễ chịu hơn khi bao bọc bởi bức tường hình tam giác sắc cạnh

4. Họa tiết hữu cơ

Có rất nhiều họa tiết hữu cơ khác nhau lấy cảm hứng từ thiên nhiên, hoặc những họa tiết không theo dạng hình học cơ bản. Các họa tiết hữu cơ như họa tiết động vật hoặc kết cấu từ tự nhiên như đá cẩm thạch, hay là kết cấu lõi bên trong tự nhiên mềm mại (trong thân gỗ hoặc giấy…)

Một họa tiết sọc vằn (thân lưng con ngựa vằn) được biến thể từ kẻ sọc đen trắng cơ bản. Họa tiết sọc vằn dễ để đưa vào bất kỳ thiết kế nào với một lượng tỷ lệ nhỏ.

Một cân nhắc khi kết hợp: Trộn các mẫu họa tiết trong một giới hạn về màu sắc là cách để kết hợp chúng tuyệt vời không bị lộn xộn.

Có rất nhiều mô hình hữu cơ có màu sắc khác nhau, tỷ lệ vùng màu khác nhau, thể hiện từ những cảm hứng từ bộ lạc cổ, có tính chất thô ráp khó nhận biết. May mắn thay, có những khía cạnh đặc biệt của họa tiết chúng ta có thể nhìn vào để biết cách kết hợp.

Kết hợp nhiều loại họa tiết khác nhau cũng làm cho không gian trở nên bắt mắt hơn

Đó mới là 4 mẫu họa tiết phổ biến mà chúng ta thường thấy, kỳ sao chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những mẫu họa tiết độc đáo hơn và cách kết hợp hiệu quả hơn nhé. Hãy ghi nhớ rằng những hoa văn mà mình yêu thích không nên dùng quá nhiều đến mức nó sẽ trở nên áp đảo, làm cho không gian cảm thấy ngột ngạt.

Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm