11+ mẫu nhà mái Nhật 2 tầng tối giản nhưng vẫn siêu tiện nghi

| 28-06-2022, 14:24 | Nhà đẹp

11+ mẫu nhà mái Nhật 2 tầng tối giản nhưng vẫn siêu tiện nghi
Nhà mái Nhật 2 tầng

Nhà 2 tầng mái Nhật hiện đại được các kiến trúc sư đánh giá cao và là sự lựa chọn hoàn hảo cho một không gian sống thẩm mỹ, trang nhã và tiện nghi. Cùng Mogi điểm qua 11+ mẫu nhà mái Nhật 2 tầng nhé!

Nhà mái Nhật là gì?

Nhà mái Nhật là kiểu nhà có nguồn gốc từ xứ sở hoa anh đào Nhật Bản. Cách gọi khác của mái Nhật là mái lùn bởi mái có độ dốc nhẹ, mở rộng ra các hướng khác nhau và có thiết kế chống lớp. Vì sự ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên nên những ngôi nhà có mái ở đất nước này sẽ có độ dốc nhẹ. Đây là lý do nhà mái Nhật xuất hiện. Cụ thể đó là khí hậu ôn đới lạnh, ít mưa nên phần mái chỉ cần có độ dốc vừa đủ để có thể thoát nước một cách dễ dàng.

Nhà mái Nhật là gì?

Vì sao kiến trúc mái Nhật được ưa chuộng

Kiểu dáng độc lạ, thu hút người nhìn

Hệ thống mái Nhật với thiết kế sở hữu độ dốc vừa phải tạo sự cân bằng và đẹp mắt cho căn nhà. Đặc biệt, thiết kế phá vỡ quy tắc hình chóp truyền thống khiến tổng thể công trình trở nên hoàn hảo và bề thế hơn. Đặc biệt trong thiết kế, hệ thống mái Nhật sẽ khéo léo giúp tôn lên vẻ đẹp trang nhã cho ngôi nhà. Tạo nên cái nhìn tổng thể cao ráo và cuốn hút hơn. 

Ngoài ra, chúng còn có thể kết hợp dễ dàng với nhiều kiểu dáng, hình khối kiến ​​trúc khác nhau. Tạo thành một sự bổ sung hoàn hảo cho thiết kế. Đây cũng chính là điểm nổi bật, thu hút người nhìn.

Kiểu dáng nhà mái Nhật độc lạ, thu hút người nhìn

>Xem thêm: Nhà liền kề là gì? Vì sao nhà liền kề được ưa chuộng bởi nhiều chuyên gia

Thiết kế đơn giản, phù hợp với mọi diện tích, không gian

Mang đậm dấu ấn của người dân xứ sở hoa anh đào, thiết kế hệ thống mái của Nhật Bản đề cao sự tiện dụng. Khi du nhập vào nước ta, thiết kế nhà mái Nhật đã có những chỉnh sửa nhất định để phù hợp với thị hiếu của người Việt. 

Đây là một thiết kế không tạo sự gò bó và cứng nhắc như hệ mái Thái. Thường hướng đến sự tối giản, hoài cổ và không quá cầu kỳ. Điều này giúp chúng có tính linh hoạt cao, phù hợp với mọi diện tích, không gian. Có thể kết hợp hài hòa với nhiều hình dáng, kích thước, kiểu dáng kiến ​​trúc khác nhau từ cổ điển đến tân cổ điển hay cả hiện đại. Nhưng vẫn đảm bảo hài hòa về kiến ​​trúc, phong thủy, công năng và tính thẩm mỹ.

Thiết kế đơn giản, phù hợp với mọi diện tích, không gian

Phù hợp để áp dụng đa dạng vật liệu

Với độ dốc vừa phải, không những dễ thoát nước tự nhiên mà còn chống thấm trần hiệu quả. Điều kiện đảm bảo chất lượng công trình. Ngoài ra, loại mái này còn nhận được nhiều yêu thích nhờ khả năng làm mát, chống nóng hiệu quả. Phù hợp với điều kiện khí hậu nước ta. 

Hiện tại các phương pháp thi công hệ thống mái của Nhật Bản được cải tiến và hiện đại rất nhiều. Song, các vật liệu được áp dụng trong nhà mái Nhật cũng rất đa dạng giúp bạn thỏa sức sáng tạo cho ngôi nhà của mình.

Áp dụng đa dạng vật liệu

>Tham Khảo: Nhà cấp 4 mái bằng l 100+ mẫu thiết kế mới nhất 2022

11+ mẫu nhà mái Nhật 2 tầng hiện đại 2022 

Nhà mái Nhật 2 tầng có sân rộng rãi

Nhà mái Nhật 2 tầng có sân rộng rãi (1)

Thiết kế tỏn màu trắng chủ đạo cho ngôi nhà. Nổi bật là chiếc mái Nhật được làm bằng ngói xanh. Vừa trẻ trung, tinh tế nhưng không quá đơn điệu. Kết hợp với sân vườn rộng rãi giúp cho căn nhà trở nên giá trị hơn.

Nhà mái Nhật có sân rộng rãi (2)

Với lối thiết kế không quá cầu kỳ của ngôi nhà mái Nhật. Ta có thể thấy, gia chủ đã tận dụng rất tốt các khoảng không gian. Tuy nhiên, không bị rối mà còn rất gọn gàng và khoa học. Sử dụng chất liệu kính kế hợp với gỗ vừa mang đến nét đẹp trẻ trung, vừa mang lại giá trị cho ngôi nhà. 

Nhà mái Nhật 2 tầng màu nâu ấm cúng

Nhà 2 tầng mái Nhật màu nâu ấm cúng (1)

Màu nâu ấm cúng được rất nhiều gia chủ lựa chọn cho tổ ấm của mình. Một nét đẹp quyến rủ của tone màu gỗ giúp ngôi nhà trở nên rất sang trọng và giá trị. Ngôi nhà 2 tầng mang phong cách Nhật Bản được hết hợp cửa kính vô cùng tinh tế, Không những mang lại nét đẹp riêng của hiện đại pha chút cổ điển, mà còn có thể đón nhận được một lượng lớn ánh sáng tự nhiên.

Nhà mái Nhật màu nâu ấm cúng (2)

Mái Nhật ngói xanh đen chính là điểm nhấn của ngôi nhà. Sáng tạo trong thiết kế là một yếu tố rất quan trọng. Không đơn giản như các mẫu thiết kết khác, mái Nhật được xây dựng khá công phu.

>Xem thêm: 11+ mẫu nhà cấp 4 chữ L mái bằng đẹp, tiết kiệm chi phí

Nhà mái Nhật 2 tầng đơn giản

Thiết kế nhà mái Nhật 2 tầng đơn giản (1)

Thiết kế nhà mái Nhật 2 tầng đơn giản nhất, phù hợp với các đôi vợ chồng trẻ. Đầy đủ các công năng. Cửa được sử dụng bằng vật liệu kính thay gỗ khiến ngôi nhà trở nên sáng sủa hơn. Ban công nhỏ nhưng có thể tận dụng được rất nhiều thứ.

Thiết kế nhà mái Nhật đơn giản (2)

Đây là mẫu thiết kế đơn giản, mang đậm phong cách vintage. Tone màu nâu – kem kết hợp hài hòa. Mẫu nhà mái Nhật đơn giản, đầy đủ công năng và tiếc kiệm chi phí. Phù hợp với các đôi vợ chồng trẻ hay gia đình có bé nhỏ.

Nhà mái Nhật 2 tầng gần gũi thiên nhiên

Mẫu nhà 2 tầng mái Nhật đẹp, gần gủi thiên nhiên (1)

Tận dụng khoảng không gian làm nơi đỗ xe. Đây là thiết kế được các nhà đầu tư rất ưu chuộng. Với diện tích nhỏ thì đây là sự lựa chọn cho bạn. Tone màu nâu – kem, sự kết hợp mang lại cho gia chủ cảm giác ấm cúng, được bao bọc giữa khu vườn xanh mát.

Mẫu nhà mái Nhật gần gủi thiên nhiên (2)

Thiên nhiên mang lại rất nhiều giá trị cho chúng ta. Chính vì vậy mà ngôi nhà có sân vườn là sự lựa chọn ưu tiên của các gia đình có trẻ con. Thiết kế mẫu nhà khá đơn giản, đầy đủ công năng, Điều kiện lý tưởng giúp con trẻ phát triển tốt.

Nhà mái Nhật 2 tầng kết hợp phong cách tân cổ điển

Thiết kế nhà mái Nhật kết hợp phong cách tân cổ điển

Phong cách tân cổ điển không còn quá xa lạ. Đây là phong cách được đánh giá khá cao theo thời gian. Không đánh mất nét đẹp cổ điển, truyền thống mà còn sở hữu tính cách hiện đại. Ngôi nhà 2 tầng màu trắng, nổi bật là cánh cửa gỗ nâu đỏ. Có nơi đậu xe và không gian xanh rất được khánh hàng ưu chuộng.

Nhà mái Nhật 2 tầng sang trọng

Mẫu nhà mái Nhật sang trọng

Thiết kế nhà mái Nhật với tone màu trắng tinh khiết, tô điểm màu xanh của cây lá xung quanh. Chiếc mái Nhật ngói xanh là điểm nhất của ngôi nhà. Sử dụng toàn bộ cửa kính mang cho ngôi nhà cảm giác thoải mái, mở rộng không gian. Ánh đèn vàng ấm áp, tỏa sáng qua lớp kính giúp ngôi nhà trở nên nổi bật và sang trọng hơn.

>Xem thêm: Những mẫu hàng rào đẹp nhà cấp 4 được ưa chuộng nhất 2022

Lưu ý khi xây nhà mái Nhật

Để xây dựng được một ngôi nhà mái Nhật ưng ý, phù hợp với gia chủ, bạn cần phải lưu ý những vấn đề sau đây nhằm tránh hậu quả không tốt sau này.

Chú ý kết cấu mái

Mái dốc

Tương tự như hệ mái Thái nhưng có độ dốc nhỏ hơn và phát triển ra nhiều hướng. Bao gồm những hệ mái nhỏ giao nhau với mái lớn, xếp chồng lên nhau tạo hiệu ứng lượn sóng, bắt mắt.

Thiết kế mái dốc

Vật liệu chế tạo mái dốc thường làm bằng gỗ, thép, gạch đá hoặc bê tông cốt thép. Được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như vì kèo, cầu phong hay bằng các tấm lắp ghép.

  • Ưu điểm: kết cấu đơn giản.
  • Nhược điểm: bị hạn chế chiều rộng (<= 4m). Nếu chiều rộng yêu cầu > 4m thì nên dùng kết cấu vì kèo, dầm hoặc cầu phong.

>Xem thêm: Cách tính độ dốc mái ngói – độ dốc mái ngói tối thiểu là bao nhiêu?

Mái bằng

Kết cấu thiết kế mái bằng

Mái bằng thường được cấu tạo bằng vật liệu gỗ, thép. Ngoài ra, người ta còn sử dụng là bê tông, cốt thép toàn khối hoặc lắp ghép.

Cấu tạo mái bằng bởi 3 lớp:

  • Lớp kết cấu chịu lực: Phần chịu lực chính của mái nhà.
  • Lớp tạo dốc: tạo dốc cần thiết giúp mái nhà có khả năng cách nhiệt.
  • Lớp chống thấm: ngăn chặn tình trạng nước mưa ngấm vào mái nhà, ảnh hưởng kết cấu mái.

Tính chi phí xây nhà

Bước 1: Tính diện tích xây dựng nhà quy đổi từ tính đơn giá:

Tổng diện tích xây dựng = ∑ diện tích tầng hầm + diện tích phần móng + diện tích phần thân + diện tích phần mái + diện tích phần sân nhà.

Tầng hầm (tùy loại hầm) = 150 – 250 % x Diện tích xây dựng.

Phần móng (tùy móng và kết cấu):

  • Nếu móng đơn = 30% x Diện tích xây dựng.
  • Nếu móng cọc (phụ thuộc số tầng) = 30 – 50% x Diện tích xây dựng.
  • Nếu móng bè = 50% x Diện tích xây dựng.

Phần thân (Tầng trệt, lầu, chuồng cu) = 100% x Diện tích xây dựng.

Phần thân (Thông tầng) = 50 – 70% x Diện tích xây dựng.

Phân sân nhà (trước/ sau, tùy mức độ rộng, tiểu cảnh) = 30 – 50% x Diện tích xây dựng.

Phần mái nhà:

  • Mái bê tông cốt thép: 50% x Diện tích.
  • Mái Tole: 20% x Diện tích.
  • Mái ngói bê tông cốt thép = 100% x Diện tích mặt nghiêng.
  • Mái ngói kèo sắt = 70% x Diện tích mặt nghiêng.

Bước 2: Tính dự trù chi phí xây nhà:

Chi phí xây nhà = Diện tích xây dựng x đơn giá xây dựng 1m2.

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc lựa chọn những mẫu nhà thiết kế, đặc biệt là mẫu nhà mái Nhật 2 tầng. Đừng quên theo dõi Mogi.vn thường xuyên để cập nhật thêm những thông tin mới nhất nhé!

_Yen Phan

> Có thể bạn chưa biết: Cách tính mệnh theo năm sinh đơn giản, nhanh chóng nhất cho bạn


5/5 - (1 bình chọn)
Từ khoá : Kiến trúc
Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm