Bậc tam cấp là gì? Cách tính bậc tam cấp chuẩn hợp tuổi gia chủ

| 8-06-2022, 08:38 | Nhà đẹp

Bậc tam cấp là gì? Cách tính bậc tam cấp chuẩn hợp tuổi gia chủ
Bậc tam cấp là gì? Cách tính bậc tam cấp chuẩn xác

Từ lâu, bậc tam cấp đã trở thành một phần quan trọng không thể thiếu trong các công trình kiến trúc nhà ở. Nó không chỉ đảm bảo tính thẩm mỹ của ngôi nhà, mà còn ảnh hưởng đến phong thuỷ, tài lộc của gia chủ. Thực chất, bậc tam cấp là gì? Cách tính bậc tam cấp chuẩn hợp tuổi gia chủ như thế nào? Cùng tìm hiểu bài viết sau nhé!

Bậc tam cấp là gì?

Bậc tam cấp là một phần quan trọng trong mỗi công trình kiến trúc nhà ở. Nó là nơi ngăn cách giữa hiên nhà và khoảng đất sân vườn. Bậc không chỉ đảm bảo tính thẩm mỹ cho cả công trình mà còn mang nhiều ý nghĩa đặc biệt riêng với gia chủ. Ngày nay, mẫu bậc này được thiết kế theo nhiều mẫu mã, kiểu dáng riêng. Tùy vào nhu cầu và ý nghĩa trong phong thuỷ, mỗi gia chủ sẽ chọn được các mẫu thiết kế phù hợp nhất. 

Tam cấp là một phần quan trọng trong mỗi công trình kiến trúc nhà ở

Ý nghĩa phong thủy của bậc tam cấp

Chắc hẳn, với tên gọi “Bậc tam cấp” mọi người đều nghĩ đến ba bậc thềm? Thực tế đây cũng là một cách giải nghĩa đúng, nhưng chưa sát. Để thiết kế được mẫu bậc này hoàn chỉnh phải dựa vào nhiều yếu tố. Tính thẩm mỹ và phong thuỷ là hai yếu tố quan trọng nhất. 

Trong phong thuỷ, mẫu ba bậc này không đơn thuần chỉ là thiết kế ba bậc thềm. Nó mang ý nghĩa dựa trên 3 cấp Thiên – Địa – Nhân. Đảm bảo sự hài hoà, phù hợp với cung mệnh của gia chủ. Theo lẽ đó, khi làm bậc này cần phải tính toán kỹ lưỡng. Không thể tùy tiện làm bậc theo sở thích sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến phong thuỷ, tài lộc của gia chủ. Để mang lại may mắn, tài lộc, gia chủ cần tính số bậc hợp mệnh.

>Xem thêm: Mẫu cổng biệt thự đẹp, hiện đại được ưa chuộng nhất trong năm 2022

Mẫu bậc này có ý nghĩa lớn trong phong thuỷ

Cách tính bậc tam cấp

Cách tính bậc tam cấp cần đảm bảo sự kết hợp hài hoà giữa kích thước sân vườn và kích thước ngôi nhà. Cũng như đảm bảo khoảng cách từ sảnh (hiên nhà) xuống sân vườn. Theo đó, có 2 cách tính như sau:

  • Trường hợp 1: Đặt bậc 1 của tam cấp và sân cao ngang nhau. Tức là chúng ta phải đào sân lõm sâu xuống để đặt bậc 1 tam cấp vào. Cách tính này thường ít được sử dụng trong kiến trúc nhà ở. 
  • Trường hợp 2: Đặt bậc 3 của tam cấp cao ngang với nhà. Lúc này, sẽ không tính đây là bậc tam cấp nữa mà gọi là nhị cấp.

Tóm lại, có một cách tính mẫu bậc này duy nhất. Đặt bậc 1 cao hơn sân, còn bậc 3 sẽ thấp hơn so với sàn nhà. 

Cách tính tam cấp rất đơn giản

Tính bậc tam cấp theo sinh lão bệnh tử

Cách tính bậc tam cấp theo sinh lão bệnh tử được rất nhiều người quan tâm. Nếu bạn biết được vị trí đặt chữ “Sinh” ở đâu thì cách tính rất đơn giản. Nhiều người quan niệm rằng sân là nơi thu hút tài lộc, sinh khí nên họ sẽ đặt chữ “Sinh” là sân. Tiếp đến, bậc số 1 sẽ là “Lão”, bậc 2 là “Bệnh” và bậc 3 là “Tử”. 

Thực ra nếu bạn biết được nên đặt cung “Sinh” ở đâu thì bài toán này sẽ được giải quyết dễ dàng. Một số người cho rằng phải tính cung “Sinh” vào tam cấp 1. Tức là ở cấp đầu tiên của tam cấp. Từ đó sẽ có tam cấp 2 là cung “Lão”. Tương tự, tam cấp 3 là “Bệnh”, sàn nhà ở là “Tử”. Nếu đi ngược lại thì phần sân sẽ là cung “Tử” theo cách tính tuần tự như trên.

Tính bậc tam cấp theo sinh lão bệnh tử

Theo các chuyên gia phong thuỷ, gia chủ nên xây bậc rơi vào 1 trong 2 cung là “Lão” hoặc “Sinh”. Nếu khác 2 cung này thì không nên xây dựng sẽ ảnh hưởng đến may mắn, tài lộc. Trong trường bắt buộc phải xây tam cấp có 2 bậc do khoảng cách giữa đất và nền không đủ thì gia chủ có thể khắc phục bằng một số cách. Ví dụ, gia chủ nên xây tam cấp có 1 bậc. Tuy nhiên cách này không đảm bảo an toàn vì quá cao. Do đó, gia chủ có thể xây thêm 1 bậc giả. 

>Xem thêm: Những mẫu nhà biệt thự đẹp chỉ cần nhìn là mê

Kích thước chuẩn bậc tam cấp

Thiết kế của mẫu bậc này sẽ không quá chú trọng đến kích thước. Kích thước của nó  được linh động tùy theo từng trường hợp cụ thể. Ví dụ, tam cấp của những công trình dân dụng sẽ có kích thước phù hợp với diện tích nhà. Hay tam cấp của bệnh viện sẽ có chiều cao thấp hơn so với những công trình khác.

Theo đó,  mẫu bậc này không nhất thiết phải là 3 bậc. Nó có thể chỉ có 1 bậc hoặc nhiều hơn 3 bậc. Nếu bạn để ý sẽ thấy, thông thường tam cấp sẽ có số bậc là số lẻ, từ 1, 3, 5, 7 hoặc 9 bậc. Bởi theo quan niệm của thuyết âm dương, số chẵn là của người đã chết. Ngược lại, số lẻ chính là của người sống. Vì thế, làm tam cấp số chẵn rất hạn chế và kiêng kị. 

Kích thước của tam cấp trung bình sẽ có chiều cao từ 15 đến 18cm

Kích thước của tam cấp trung bình sẽ có chiều cao từ 15 đến 18cm. Chiều rộng của nó từ 20cm đến 30cm. Và chiều dài phụ thuộc vào từng công trình cụ thể. Nói chung, tuỳ theo nhu cầu và thiết kế của gia chủ, tam cấp sẽ có kích thước riêng.

>Xem thêm: Khám phá 22+ mẫu cổng nhà đẹp hiện đại dẫn đầu xu hướng 2022

Lưu ý khi thiết kế bậc tam cấp

Chọn vật liệu

Chất liệu làm mẫu bậc này được ưa chuộng nhất là bê tông và gạch. Tuỳ vào ngân sách đầu tư của gia chủ sẽ chọn được vật liệu phù hợp nhất. Mỗi mẫu thiết kế sẽ có chất liệu riêng như gỗ, gạch ốp hoặc đá… Tốt nhất bạn nên làm mẫu bậc bằng đá có độ cứng cáp tốt. Nó có độ bền ổn định trước tác động của thời tiết mưa, nắng… 

Chọn màu

Màu sắc phong thuỷ của bậc sẽ ảnh hưởng đến tài lộc, may mắn của gia chủ. Bởi màu sắc được xem là một dạng năng lượng tác động trực tiếp đến gia chủ và các thành viên trong gia đình. Chọn đúng màu sắc hợp mệnh sẽ mang đến may mắn, tài lộc hanh thông. Ngược lại chọn màu kỵ sẽ làm hao tài, tốn của và xui xẻo. 

  • Gia chủ mệnh Kim: làm bậc màu nâu đất, vàng, xám, ghi hoặc trắng. Nên tránh màu đỏ, hồng, xanh lục và tím.
  • Gia chủ mệnh Mộc: làm bậc màu xanh lục, xanh dương hoặc đen. Nên tránh màu nâu đất, vàng, trắng, ghi và xám.
  • Gia chủ mệnh Thuỷ: làm bậc màu xám, ghi, trắng, xanh dương và đen. Nên tránh màu hồng, vàng, nâu đất và đỏ. 
  • Gia chủ mệnh Hoả: làm bậc màu xanh lục, hồng, tím hoặc đỏ. Nên tránh màu trắng, xám, đen, ghi và xanh dương.
  • Gia chủ mệnh Thổ: làm bậc màu đỏ, hồng, vàng, nâu đất. Nên tránh màu đen, xanh lục và xanh dương.
Gia chủ mệnh Kim nên làm bậc màu nâu đất, vàng,…

Tránh làm trầy, đảm bảo tính thẩm mỹ

Trong quá trình thi công cần lưu ý đảm bảo tính thẩm mỹ, tránh làm trầy xước. Việc này sẽ giúp bậc có độ bền, tuổi thọ cao. Quá trình vận chuyển cũng cần đảm bảo an toàn để tránh thiệt hại về người và tiền bạc. Bởi các mẫu bậc này thường được làm bằng chất liệu đá nặng, tải trọng lớn. 

Một số mẫu bậc tam cấp đẹp

Bậc tam cấp gạch đỏ nhà ống đẹp

Mẫu bậc nhà ống màu đỏ này mang đến sự mới mẻ cho không gian nhà ở. Ưu điểm của nó là giá rẻ, dễ thi công, dễ vệ sinh và bảo trì. Bạn có thể tham khảo mẫu bậc này để giúp ngôi nhà của mình trở nên ấn tượng.

Tam cấp gạch đỏ nhà ống đẹp

Mẫu bậc tam cấp ốp đá granite 

Granite có ưu điểm là màu sắc đẹp, độ bóng sáng ổn định. Nó có độ bền, độ cứng cao nên đảm bảo chịu tác động thời tiết mưa, nắng tốt. Tuy nhiên, khi thiết kế và thi công mẫu bậc này cần đảm bảo an toàn. Vì nó khá nặng và cứng, nếu sơ xuất sẽ rất dễ xảy ra tai nạn nghiêm trọng.

Mẫu bậc ốp đá granite

Mẫu bậc đẹp ốp đá granite có vân

Bậc tam cấp cầu thang hay bậc tam cấp trước nhà hoàn toàn có thể sử dụng chất liệu ốp đá granite có vân. Chắc chắn mẫu bậc tam cấp này sẽ giúp ngôi nhà của bạn trở nên ấn tượng, sang trọng hơn. 

Mẫu bậc đẹp ốp đá granite có vân

Trên đây là bài viết cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ về bậc tam cấp. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ chọn được mẫu bậc đúng phong thuỷ. Thường xuyên theo dõi Mogi.vn để cập nhập nhiều thông tin kiến trúc, phong thuỷ, nhà đất hữu ích nhất nhé!

> Xem thêm: 

  • Mẫu nhà cấp 4 đơn giản, tiết kiệm nhưng vẫn đẹp lung linh
  • 3 mẫu nhà biệt thự đẹp mê ly ai ai cũng khao khát được sở hữu


5/5 - (4 bình chọn)
Từ khoá : Xây dựng
Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm