Tầng tum là gì? Hướng dẫn cách bố trí hợp với kích thước ngôi nhà

| 6-06-2022, 08:32 | Nhà đẹp

Tầng tum là gì? Hướng dẫn cách bố trí hợp với kích thước ngôi nhà
Tầng tum là gì?

Đôi khi chúng ta nhìn thấy có một căn phòng nhỏ được xây dựng trên nóc của một ngôi nhà. Đó chính là tầng tum. Vậy cụ thể tầng tum là gì và nên bố trí tầng tum như thế nào để hợp với ngôi nhà? Hãy cùng Mogi tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Định nghĩa tầng tum là gì?

Tầng tum (còn gọi là tum hay mái tum) là phần trên cùng của ngôi nhà. Thông thường tầng này sẽ nằm trên sân thượng của nhà. Tầng tum được xây nên để che chắn cho đỉnh cầu thang. Ngày nay, người ta thường tận dụng tầng tum để làm nhà kho, hoặc phòng ngủ gác mái.

Không gian trong tầng tum sẽ nhỏ hơn nhiều so với các phòng khác. Vì là tầng trên cùng nên sẽ nóng hơn so với không gian bên dưới.

Tầng tum là gì

Vì sao nên thiết kế thêm tầng tum?

Đối với những ngôi nhà ở thành phố có diện tích nhỏ và ít không gian thì nên thiết kế thêm tầng tum. Dù chỉ có không gian nhỏ nhưng tầng tum vẫn có thể được tận dụng một cách hữu hiệu. Có một số lý do mà chúng ta nên thiết kế thêm tầng tum như sau:

  • Tạo thêm không gian sinh hoạt cho gia đình: Tầng tum có thể được bày trí thành một phòng ngủ nhỏ. Với vị trí trên cùng của tòa nhà, nó cũng có thể trở thành một căn phòng để ngắm hoàng hôn cho chủ nhân. Nơi sinh hoạt cho cả gia đình mỗi cuối tuần cũng là ý tưởng không tồi dành cho tầng tum.
  • Tính thẩm mỹ cho tổng thiết kế căn nhà: Khi xung quanh đều là những căn nhà mái ngang thông thường thì sao? Chúng ta có thể thiết kế thêm tầng tum để nhìn tổng thể căn nhà thêm đẹp và đặc biệt hơn. Hơn nữa, chúng ta có thể lựa chọn chất liệu làm bằng kính để tận dụng được nguồn sáng tự nhiên tại đây.

> Xem thêmKiến trúc là gì? Vai trò của kiến trúc trong đời sống, xã hội

Phân biệt các tầng trong 1 ngôi nhà

Tầng trệt là gì?

Tầng trệt là tầng đầu tiên (sát mặt đất) của một ngôi nhà hay công trình nói chung. Thông thường, nếu chúng là dùng từ “tầng trệt” thì tầng trệt sẽ đồng nghĩa với tầng 1. Phía trên của tầng trệt sẽ là tầng 2, tầng 3,… Trong trường hợp gọi là “lầu trệt”, thì phía trên lầu trệt sẽ là lầu 1, lầu 2, lầu 3,…

Tầng lửng

Tầng lửng (còn gọi là gác lửng, gác xép hoặc tầng M) là tầng trung gian giữa 2 tầng chính. Tầng lửng không được tính là một tầng trong cấu trúc căn nhà vì chiều cao hạn chế. Thông thường, chiều cao của tầng lửng nằm vào khoảng 2,2m đến 2,5m. Trong khi đó, một tầng chính thường cao từ 4m trở lên.

Tầng lửng thường xuất hiện đối với những công trình có diện tích sảnh hoặc phòng khách lớn. Tầng lửng giúp không gian sảnh hoặc phòng khách thêm phần rộng rãi và thoáng đãng hơn. Tầng lửng có thể sử dụng để làm phòng đọc sách, phòng làm việc hoặc phòng chứa đồ.

Tầng lửng thường được chia thành các loại sau:

  • Tầng lửng phía sau nhà
  • Tầng lửng phía trước nhà
  • Tầng lửng bên hông nhà
  • Tầng lửng trong phòng nhà

Thiết kế thông tầng là gì?

Thiết kế thông tầng là phần thiết kế một khoảng không gian trống trong nhà. Khoảng không gian này có tác dụng lấy ánh sáng tự nhiên bằng cách không lắp mái che. Thiết kế thông tầng không đồng nghĩa với giếng trời.

Thông tầng có phần diện tích không gian rộng hơn. Giếng trời là khoảng không gian thông từ mặt đất lên đến nóc nhà. Trong khi đó, thông tầng có thể chỉ thông trong khoảng 2 đến 3 tầng của ngôi nhà mà thôi. Nếu nói về hai định nghĩa này, thì thông tầng sẽ bao hàm giếng trời.

Thiết kế thông tầng tạo cảm giác thông thoáng và rộng rãi cho căn nhà. Nó có thể được dùng để thay thế vách ngăn giữa các phòng mà không tạo cảm giác gò bó. Đôi khi thông tầng cũng là nhân tố tạo nên điểm nhấn đặc biệt cho ngôi nhà.

Chức năng của tầng tum là gì?

Chúng ta đã phần nào hiểu được tầng tum là gì, vậy tầng tum có những chức năng như thế nào? Nhìn chung, tầng tum được thiết kế có những chức năng sau:

  • Chức năng che chắn, bảo vệ: Đây là chức năng nguyên thủy của tầng tum. Tầng tum được xây dựng với chức năng chính là che chắn cho cầu thang.
  • Chức năng làm mát: Tầng tum kết hợp với mái nhà tạo nên một khoảng không gian giữa mái nhà và ánh nắng mặt trời. Chính vì vậy, những tầng bên dưới sẽ có cảm giác mát mẻ hơn.
  • Chức năng thẩm mỹ: Nhìn từ ngoài vào, tầng tum giúp căn nhà cao và rộng rãi hơn. Từ đó nhìn căn nhà sẽ sang trọng và hiện đại hơn.
  • Chức năng tiết kiệm không gian: Thay vì mở rộng chiều ngang căn hộ, chủ nhà có thể mở rộng chiều cao bằng cách xây thêm tầng tum. Như thế có thể tiết kiệm được không gian mặt đất để làm sân vườn.
Chức năng tầng tum

Tầng tum có được tính là 1 tầng không?

Căn cứ theo quy định của Luật Xây Dựng, tầng tum được miêu tả theo nội dung sau:

Tầng tum thông thường sẽ được tính vào tổng số tầng của tòa nhà. Ngoài tầng tum, tầng kỹ thuật cũng sẽ được tính vào phần các tầng trên mặt đất của một công trình nhà ở.

Trong một số trường hợp tầng tum không được tính là 1 tầng của tòa nhà. Những trường hợp đó như sau:

  • Diện tích nhỏ hơn 30% diện tích sàn mái, chiều cao thấp hơn 3m.
  • Chỉ được dùng để làm mái che thang máy hoặc thang bộ.
  • Chỉ được dùng để che chắn, bảo vệ các thiết bị công trình khác.
  • Dùng vào mục đích phục vụ việc lên mái nhà và cứu nạn.

Trong những trường hợp kể trên, tầng tum không được tính là một tầng.

> Xem thêm: Top 3 mẫu nhà bếp đẹp đơn giản và hiện đại cho không gian sống của bạn

Quy định về thiết kế, diện tích và chiều cao về tầng tum

  • Quy định về thiết kế tầng tum: Khu vực tầng tum phải được xây dựng lùi vào 4m so với ranh lộ giới.
  • Quy định về diện tích tầng tum:

Thông thường, diện tích tầng tum sẽ phụ thuộc vào nhu cầu hoặc mục đích sử dụng của chủ nhà. Tuy nhiên, có một số quy định khi xây dựng tầng tum mà mọi người cần tuân thủ như sau:

– Diện tích mái của tầng tum sẽ phụ thuộc vào phần diện tích còn lại ở phía trong của sàn mái nhà. 

– Thông thường diện tích không được vượt quá 30% diện tích sàn mái.

  • Quy định về chiều cao tầng tum: Theo quy định, tầng tum không được xây dựng cao quá 3m.

> Xem thêm: Gợi ý 15+ mẫu nhà sàn bê tông đẹp, hiện đại dẫn đầu xu hướng hiện nay

Những ý tưởng hay khi bố trí tầng tum

Với một khu vực có diện tích nhỏ như tầng tum thì việc bố trí sao cho hợp lý là điều quan trọng. Dưới đây là những ý tưởng hay mà bạn có thể tham khảo trong việc cải tạo tầng tum cho căn nhà của mình:

  • Tạo thành phòng đọc sách hoặc uống trà, nơi thư giãn: Nơi đây có lợi thế có thể đón tối đa ánh nắng tự nhiên. Vì vậy bố trí tầng tum thành phòng đọc sách hoặc thư giãn là ý tuyệt vời nhất. Những ngày cuối tuần sẽ trôi qua thật thảnh thơi và thư giãn.
  • Tạo thành phòng ngủ: Dù không gian không quá lớn nhưng tầng tum vẫn là lựa chọn tốt để làm phòng ngủ. Vì là tầng cao nhất nên không gian tại đây sẽ riêng tư hơn. Chủ nhà có thể xây thêm tường che hoặc lắp rèm để ngăn cách cầu thang và phòng ngủ.
  • Tạo thành phòng thờ: Nếu chủ nhà có bàn thờ gia tiên thì tầng tum cũng thích hợp để trở thành phòng thờ. Vì phòng thờ thường không cần diện tích quá rộng nên đây là ý tưởng rất phù hợp.
  • Tạo thành nhà kho: Chủ nhà có thể mang những vật dụng không dùng đến để lên tầng tum. Như thế, không gian các phòng bên dưới sẽ gọn gàng sạch sẽ hơn. Vì là tầng cao nhất nên ít người lên đến tầng này. Vì vậy cải tạo tầng tum làm nhà kho có lẽ là ý tưởng phổ biến nhất.

> Xem thêm: Những xu hướng thiết kế nội thất phòng khách

Lưu ý khi thiết kế tầng tum

Nếu quyết định thiết kế tầng tum, chủ nhà nên lưu ý những vấn đề sau:

  • Tận dụng tối đa ưu thế về ánh sáng tự nhiên:
  • Quan tâm đến sự tối giản và phù hợp với diện tích căn phòng:
  • Cấu trúc và chất liệu xây dựng bao quanh tầng: Để phục vụ cho việc tận dụng được nguồn sáng tự nhiên, nên xây dựng cửa sổ hướng về phía có ánh sáng. Đồng thời, có thể sử dụng chất liệu kính cường lực để căn phòng lúc nào cũng sáng sủa.

Các mẫu nhà có tầng tum đẹp

Hãy cùng Mogi tham khảo những mẫu nhà có tầng tum được thiết kế đẹp bên dưới nhé.

Mẫu tầng tum
Mẫu tầng tum
Mẫu tầng tum
Mẫu tầng tum
Mẫu tầng tum
Mẫu tầng tum
Mẫu tầng tum
Mẫu nhà có tầng tum

Như vậy, Mogi đã mang đến cho bạn những thông tin về tầng tum là gì và thiết kế tầng tum phù hợp với ngôi nhà. Hy vọng bạn sẽ có những ý tưởng hay để thiết kế cho mình một không gian phù hợp được cải tạo từ tầng tum nhé.

> Có thể bạn quan tâm: Những yếu tố tạo nào nên ngôi nhà bền và đẹp? Bạn nhất định phải biết


Đánh giá bài viết
Từ khoá : Xây dựng
Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm