Thiết kế kiến trúc là gì? Tại sao cần phải thiết kế kiến trúc trước khi xây nhà?

| 27-05-2022, 08:28 | Nhà đẹp

Thiết kế kiến trúc là gì? Tại sao cần phải thiết kế kiến trúc trước khi xây nhà?
Thiết kế kiến trúc là gì?

Để có được những công trình đẹp và đúng với nhu cầu sử dụng thì mọi chủ đầu tư đều nên cập nhật những kiến thức cơ bản về thiết kế kiến trúc. Vậy thiết kế kiến trúc là gì? Có thực sự cần thiết khi xây dựng nhà ở và các công trình hay không? Tất cả sẽ được Mogi chia sẻ chi tiết trong bài viết này. Nào hãy cùng dõi theo nếu bạn muốn có những công trình thực sự ưng ý nhé.

Thiết kế kiến trúc là gì?

Thiết kế kiến trúc là công việc vô cùng cần thiết cho mỗi công trình nhà ở hoặc công nghiệp.

Công việc này bao gồm các công đoạn như bố trí mặt bằng công năng, thiết kế hình khối, thể hiện bản vẽ kết cấu, thiết kế hệ thống điện – nước – chiếu sáng, thiết kế hệ thống điều hòa – thông gió,… nhằm tạo nên những không gian tiện ích, tối ưu công năng sử dụng, tính thẩm mỹ cao và đặc biệt là bền vững theo thời gian.

> Click đọc thêm: 25+ mẫu mái che sân thượng siêu đẹp, thời thượng nhất hiện nay

Thiết kế kiến trúc là thiết kế hình khối, thể hiện bản vẽ kết cấu.

Tại sao phải cần tư vấn thiết kế kiến trúc?

Bản thiết kế kiến trúc cho thấy tất cả những chi tiết đầy đủ nhất của công trình

Khi chủ đầu tư chưa thể hình dung ra căn nhà của mình gồm những gì thì bản vẽ thiết kế kiến trúc chính là cách để họ có thể mường tượng ra ngôi tương lai một cách trực quan và sinh động nhất. 

Những yếu tố cấu thành nên một căn nhà có rất nhiều. Trong đó, có nhiều chi tiết rất nhỏ. Khi xem bản thiết kế, gia chủ sẽ nắm được từng chi tiết nhỏ nhất của công trình và xem những cho tiết đó hợp ý hay chưa và yêu cầu kiến trúc sư chỉnh sửa trước khi xây dựng. Điều này tránh được việc khi công trình xây xong lại có quá nhiều chi tiết không hợp lý. 

Bản thiết kế kiến trúc cho thấy tất cả những chi tiết đầy đủ nhất của công trình.

Bản thiết kế giúp tránh phải sửa chữa về sau

Việc sửa chữa các chi tiết trên bản vẽ kiến trúc khá dễ dàng và không tốn kém. Nhưng việc sửa chữa công trình khi đã xây dựng lại không như thế. Nó gây lãng phí rất nhiều tiền bạc và thậm chí là ảnh hưởng đến cả căn nhà.

Do đó, khi quan sát bản vẽ thiết kế kiến trúc của ngôi nhà bạn sẽ có được những cái nhìn tổng quát nhất về căn nhà trước khi xây dựng. Đồng thời nhìn ra được những điểm ưng ý và những điểm chưa ưng và yêu cầu kiến trúc sư sửa chữa ngay theo ý mình. 

> Có thể bạn quan tâm: Kiến trúc Nhật Bản có nét đặc trưng gì? Vì sao được ưa chuộng?

Bản thiết kế giúp tránh phải sửa chữa về sau.

Bản thiết kế đảm bảo giúp gia chủ có một ngôi nhà ưng ý nhất

Sau khi đã điều chỉnh và tìm ra những điểm chưa phù hợp với mong muốn và nhu cầu và cho thi công theo bản vẽ thì công trình hoàn thiện sẽ đáp ứng được tính thẩm mỹ cũng như công năng. Đảm bảo đem đến cho gia chủ những không gian sống đẹp và ưng ý tuyệt đối. 

Yêu cầu trong thiết kế kiến trúc là gì?

Đảm bảo công năng sử dụng

Dù là công trình nhà ở, văn phòng hay nhà hàng, khách sạn, quán cà phê,…thì đều cần phải đáp ứng được công năng sử dụng. Tính thoải mái, tiện nghi và sự gọn gàng, thoáng đãng, sạch sẽ, không lãng phí diện tích cần được đề cao hàng đầu.

Bên cạnh đó, mọi không gian trong công trình cần phải chan hòa ánh sáng tự nhiên và đảm bảo ánh sáng đèn, chống nóng, chống thấm, chống ồn tốt,…

Đảm bảo công năng sử dụng.

Đảm bảo an toàn kỹ thuật

Bên cạnh công năng sử dụng thì tính an toàn cũng là một trong những yếu tố nhất định phải lưu tâm khi thiết kế kiến trúc. Để đảm bảo an toàn, các kiến trúc sư cần nghiêm chỉnh tuân thủ các nguyên tắc kiến trúc và thiết kế theo tỉ lệ chuẩn xác nhất. 

Những số liệu thể hiện trên các bản vẽ cần thể hiện rõ ràng và gắn liền với thực tế. Đảm bảo rằng khi thi công xong công trình đủ vững chắc và an toàn tối đa cho người sử dụng.

Đáp ứng tiêu chí thẩm mỹ 

Mọi công trình, dù là nhà ở hay các công trình công cộng thì đều không thể thiếu được tiêu chí thẩm mỹ. Một công trình đạt chuẩn là khi nó đảm bảo được độ vững chãi, chất lượng cao và hình thức có tính thẩm mỹ tốt, màu sắc được phối màu hài hòa, cân đối, họa tiết trang trí phù hợp.

Đáp ứng tiêu chí thẩm mỹ.

Yếu tố thẩm mỹ cũng tùy thuộc vào mong muốn, yêu cầu của chủ đầu tư và chi phí để hoàn thiện công trình.

Tiết kiệm chi phí đầu tư tối đa

Khi xây dựng các công trình lớn thì vấn đề chi phí luôn khiến các chủ đầu tư đau đầu. Có thể những vấn đề ban đầu sẽ ít chi phí hơn sau khi thi công. Do đó, để tránh bị hụt một khoản tiền lớn so với kế hoạch ban đầu thì gia chủ cần trao đổi với các kiến trúc sư và lên phương án ngân sách phù hợp, loại bỏ những chi tiết không cần thiết trên bản vẽ kiến trúc để tiết kiệm tối đa chi phí khi xây dựng công trình.

Tiết kiệm chi phí đầu tư tối đa.

Mang lại giá trị xã hội

Những bản thiết kế kiến trúc còn góp phần tạo nên những giá trị mỹ quan đô thị. Đặc biệt là có thể loại bỏ được các trường hợp xây lấn hoặc xây dựng không đúng quy định gây ảnh hưởng lớn đến cư dân quanh khu vực. 

> Có thể bạn chưa biết: 11+ thiết kế nhà gác lửng 2 phòng ngủ đẹp, đa dạng phong cách

Hồ sơ thiết kế kiến trúc bao gồm những gì? 

Phần kiến trúc

  • Kích thước thi công phần mặt bằng các tầng, sân thượng, mái công trình
  • Mặt đứng chính, mặt đứng bên công trình
  • Mặt cắt chi tiết ngang, dọc công trình
  • Các mặt bằng bố trí vật dụng
  • Chi tiết từng phòng vệ sinh
  • Chi tiết cầu thang, lan can, balcon
  • Chi tiết cửa đi, cửa sổ
  • Chi tiết cổng rào
  • Chi tiết phần mặt bằng lát gạch nền, các tầng, các phòng, sân, sân thượng, sàn mái
  • Các mặt bằng trần đèn
  • Các chi tiết cấu tạo kiến trúc đặc biệt khác theo yêu cầu chủ đầu tư 
  • Phối cảnh 3D ngoại thất công trình
  • Chi tiết thi công mặt phối cảnh mặt tiền
  • Bản vẽ xin phép xây dựng
Hồ sơ thiết kế kiến trúc

Phần hồ sơ kết cấu 

  • Quy cách chung trong quá trình thiết kế và thi công
  • Mặt bằng móng, chi tiết móng
  • Mặt bằng định vị cột, chi tiết kết cấu cột
  • Mặt bằng định vị dầm, chi tiết dầm tầng
  • Mặt bằng kết cấu sàn tầng
  • Mặt bằng định vị lanh tô, chi tiết kế cấu lanh tô
  • Thống kê cốt thép
Hồ sơ kết cấu công trình.

Phần điện nước

  • Thiết kế chiếu sáng
  • Thiết kế ổ cắm
  • Thiết kế internet (nếu có)
  • Thiết kế truyền hình cáp (nếu có)
  • Hồ sơ thiết kế điện thoại (nếu có)
  • Sơ đồ điện thông minh (nếu có)
  • Thống kê vật tư
  • Thiết kế cấp nước, thoát nước
Hồ sơ điện nước.

Phần nội thất

  • Bản vẽ 3D các không gian nội thất
  • Mặt bằng chi tiết trần, sàn, các không gian nội thất
  • Mặt cắt chi tiết các không gian nội thất
  • Chi tiết vật liệu dùng để ốp tường trang trí
  • Cách lát nền, chủng loại vật tư, màu sắc
  • Triển khai chi tiết hệ thống điện trần, tường nhà
  • Hình ảnh 3D của vật dụng nội thất
  • Bảng thống kế vật dụng nội thất
  • Bảng thống kê vật liệu nội thất
  • Chi phí thi công phần nội thất theo bản vẽ thiết kế thi công nội thất
  • Các mẫu vật liệu sử dụng phù hợp với bản vẽ thiết kế thi công nội thất
  • Thông tin, hình ảnh đính kèm, màu sắc, chủng loại, nhà sản xuất, mã sản phẩm của các loại vật liệu nội thất, trang thiết bị sử dụng cho công trình.
Hồ sơ nội thất công trình.

Thiết kế kiến trúc cho từng công trình xây dựng

Với mỗi loại công trình khác nhau sẽ cần những thiết kế kiến trúc đặc thù khác nhau. Sau đây là vài gợi ý về bản thiết kế cho từng công trình xây dựng cụ thể: 

Thiết kế kiến trúc nhà cấp 4

Nhà cấp 4 là loại hình nhà ở phổ biến ở khu vực nông thôn nước ta hiện nay. Loại hình nhà ở này có ưu điểm là thiết kế đơn giản và tiết kiệm chi phí. Thường thì kiểu nhà cấp 4 sẽ phù hợp với những cá nhân, gia đình có thu nhập thấp và trung bình, ít thành viên sinh sống. 

> Xem ngay: Chiêm ngưỡng 15+ mẫu nhà vườn nông thôn đẹp, hiện đại

Thiết kế nhà cấp 4.

Với nhà cấp 4, tùy vào nhu cầu sử dụng, chi phí và số người mà kiến trúc sư sẽ thiết kế kiến trúc căn nhà phù hợp. Thường thì nhà cấp 4 sẽ có từ 2 – 4 phòng ngủ. Không gian còn lại là những không gian sinh hoạt chung như phòng khách, bếp, nhà ăn.

Thiết kế kiến trúc nhà phố

Riêng với nhà phố thì diện tích thường khá khiêm tốn nhưng mặt tiền đẹp và gần các trục đường đông đúc. Do đó, khi thiết kế nhà phố cần tập trung nhiều vào yếu tố ngoại thất. Thiết kế kiến trúc nhà phố cần toát lên được sự hài hòa và yếu tố thẩm mỹ cao. 

Thiết kế kiến trúc nhà phố.

Thiết kế kiến trúc nhà ống

Nhà ống là dạng nhà khá phổ biến tại nước ta hiện nay. Mẫu nhà này thích hợp để xây dựng ở các khu vực đông dân cư, quỹ đất eo hẹp. Khi xây dựng nhà ống gia chủ có thể áp dụng nhiều loại hình kiến trúc từ cổ điển, tân cổ điển, đến hiện đại, cách trang trí cũng rất đa dạng. Đặc biệt, thiết kế kiến trúc nhà ống không quá cầu kỳ nên tiết kiệm khá nhiều chi phí cho chủ đầu tư.

Hồ sơ thiết kế kiến trúc

Thiết kế nhà hàng, khách sạn

Không chỉ là nơi đáp ứng nhu cầu ăn uống và nghỉ ngơi của du khách, thiết kế kiến trúc của nhà hàng, khách sạn đẹp cũng rất quan trọng. Bất cứ nhà hàng, khách sạn nào đẹp cũng sẽ thu hút đông đảo khách hàng ghé thăm và muốn đến thêm nhiều lần sau nữa. Do đó rất có lợi cho kinh doanh nếu một nhà hàng, khách sạn có kiến trúc đẹp.

Thiết kế nhà hàng, khách sạn.

Thiết kế kiến trúc quán cafe

Nếu dạo quanh khu vực bạn ở hoặc vào những thành phố lớn như TPHCM hay Hà Nội bạn sẽ bắt gặp rất nhiều công trình quán cafe có kiến trúc rất đẹp và độc đáo.

Bên cạnh thức uống ngon, cách phục vụ chu đáo thì phong cách thiết kế lạ mắt của quán cafe đẹp cũng chính là lý do để quán hút khách. Do đó, thời gian gần đây, nhiều chủ quán cafe đã chú trọng đến điều này và tìm những đơn vị thiết kế quán cafe đẹp để nâng cao tính cạnh tranh và thu hút khách hàng. 

Thiết kế quán cafe.

Bên trên là chia sẻ của Mogi về thiết kế kiến trúc, hồ sơ bao gồm cũng như một số yêu cầu trong thiết kế các công trình hiện nay. Hy vọng bài viết đã cung cấp đến bạn đọc những thông tin hữu ích và có thể ứng dụng được vào công trình của mình. Ngay hôm nay đừng quên truy cập Mogi.vn để tìm mua hoặc thuê những căn nhà tiện nghi với kiến trúc đẹp, đáp ứng công năng sử dụng trên khắp 63 tỉnh thành toàn quốc. 

Trần Thanh – Content Writer

> Xem thêm ngay: Nhà Nhật Bản phong cách tối giản. 20+ mẫu thiết kế cực thu hút


5/5 - (1 bình chọn)
Từ khoá : Kiến trúc
Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm