Khám phá Nhà rông: Nét kiến trúc độc đáo của đồng bào Tây Nguyên

| 4-05-2022, 11:42 | Nhà đẹp

Khám phá Nhà rông: Nét kiến trúc độc đáo của đồng bào Tây Nguyên
Nhà rông - nét kiến trúc độc đáo vùng Tây Nguyên

Nhà rông là một nét đặc trưng văn hóa độc đáo của Tây Nguyên. Gắn liền với lịch sử lâu đời, biểu tượng của đại ngàn nơi đây. Hình ảnh gắn liền với đời sống tinh thần cũng như văn hóa tâm linh của những người con núi rừng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về đặc điểm kiến trúc nhà rông độc đáo này. Hãy cùng Mogi tìm hiểu ngay dưới đây.

Nhà rông là gì?

Đây là một kiểu nhà sàn đặc trưng ở vùng núi rừng Tây Nguyên. Được xây dựng trên các cột cách mặt đất một khoảng nhất định hoặc trên mặt nước. Đây được coi là một kiến trúc độc đáo của người dân Tây Nguyên. Nhà rông thường là nơi tụ họp của buôn làng. Hoặc đối với một số gia đình thì nơi đây còn dùng để tiếp các vị khách quý. Thường thấy ở các buôn làng như Ba na, Gia Rai ở phía Bắc Tây Nguyên, đặc biệt là ở hai tỉnh Kon Tum và Gia Lai.

Kiến trúc độc đáo vùng núi Tây Nguyên

Nhà rông là một kiến trúc phi vật thể của người dân Tây Nguyên được truyền từ đời này qua đời khác. Không chỉ là nơi gắn liền với đời sống mà còn chứa đựng cả nét văn hóa tâm linh của người dân nơi đây.

Ý nghĩa của nhà rông Tây Nguyên

Là kiến trúc mang nhiều ý nghĩa đối với những người con núi rừng Tây Nguyên:

Được coi là nơi tụ họp của người dân bản làng
  • Là nơi tụ họp của buôn làng, nên nơi đây chứa đựng những nét đẹp văn hóa tinh thần. Đó là đời sống sinh hoạt, tinh thần của cộng đồng dân cư. Mang nét độc đáo riêng không thể pha trộn.
  • Gắn liền với niềm tự hào của dân tộc, tạo nên di sản văn hóa phi vật thể. Cất giữ những trang sử thi huyền thoại của dân tộc. Thể hiện niềm tự hào, kiêu hãnh và cả tinh thần tự tôn của cả cộng đồng.
  • Là nơi ẩn chứa cả những nét văn hóa tâm linh bền vững của nơi rừng thiêng nước độc. Tất cả những nét văn hóa tâm linh được truyền lại từ đời này qua đời khác.

Đặc điểm chung nhà rông

Hình ảnh nhà sàn truyền thống Tây Nguyên đã trở nên quá quen thuộc với bản làng nói chung và cả nước Việt Nam nói chung. Dưới đây là những đặc điểm chung trong thiết kế của loại hình kiến trúc này:

Thường được xây dựng bằng tre nứa, gỗ
  • Thường được sử dụng bằng chất liệu chính là tre, cỏ tranh, lồ ô. Xây dựng trên những cây cột có kích thước lớn.
  • Có chiều cao khoảng 15 – 50m, chiều dài khoảng 10m và chiều rộng là 4 – 6m. Nóc nhà được thiết kế dạng hai mái, sử dụng cỏ tranh, lá cây để lợp nên.
  • Vách nhà được đan bằng tre lồ ô hoặc tre nứa, sàn nhà sử dụng các ván gỗ
  • Thường được xây dựng ở những khoảng đất rộng ở trung tâm của buôn làng. Thuận tiện cho các buổi tụ họp, sinh hoạt văn hóa

Chức năng của nhà rông Tây Nguyên

Được thiết kế với kiến trúc độc đáo, đảm bảo 5 chức năng chính. Bao gồm:

Là nơi sinh hoạt tín ngưỡng, văn hóa của buôn làng

Được coi là nơi tụ tập của cả buôn làng. Nơi thực hiện các nghi lễ cúng các vị Thần như: lễ cầu an, lễ tạ ơn Yàng,…. Vì thế, nơi đây là nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của toàn bộ dân làng. Mang những nét đặc trưng độc đáo mà không phải nơi nào cũng có.

Nhà rông là nơi sinh hoạt chung của toàn bộ dân làng

Xem thêm >> Khám phá TOP 10 toà nhà cao nhất thế giới 2022

Nhà rông được xem là trụ sở của bộ máy quản trị của buôn làng

Không chỉ là nơi chứa đựng nét đặc trưng trong văn hóa của người dân,  nhà rông Tây Nguyên còn là trụ sở của bộ máy quản trị của buôn làng. Là nơi mà “già làng” sẽ thông báo, giải quyết các xích mích, mâu thuẫn của các dân làng. Là nơi xử kiện của các án, kiện cáo khác nhau trong làng.

Là nơi chỉ đạo các hoạt động sinh hoạt sản xuất

Bên cạnh đó, nơi đây còn được cộng đồng người dân Tây Nguyên để đưa ra các kế hoạch nuôi trồng, hoạt động sản xuất. Và để tổ chức các lễ cầu thần để cho một năm mùa màng bội thu nhất.

Thiết kế kiến trúc độc đáo nhà rông Tây Nguyên

Nhà rông Tây Nguyên là trung tâm chỉ huy chiến đấu của thời xưa

Từ thời xa xưa, khi đất nước đang còn trong giai đoạn chiến tranh thì nơi đây được dùng để các già làng, lãnh đạo bàn bạc, thực hiện chỉ đạo chiến đấu. Không chỉ thế, nơi đây cũng được coi là nơi thể hiện ý chí kiên cường, sự quyết tâm của các thành viên trong việc giành lại độc lập dân tộc. Trả thù, rửa nhục cho các người con của bản làng.

Là nơi để thực hiện các sự kiện quan trọng trong đời của mỗi người trong làng

Không chỉ là nơi sinh hoạt văn hóa của bản làng, nhà rông còn là nơi chứng kiến sự trưởng thành của mỗi người con của bản làng. Nơi đây sẽ là thực hiện lễ thôi nôi, đến khi dựng vợ gã chồng, chứng kiến các sự kiện trọng đại nhất.

Được coi là minh chứng sống cho cuộc đời mỗi con người

Nhà rông của dân tộc nào?

Thường thấy nhiều ở các vùng núi phía Bắc Tây Nguyên, cụ thể là Kon Tum, Gia Lai. Tuy nhiên, nhà rông của dân tộc nào? Đây là loại nhà sàn truyền thống nổi tiếng của đồng bào người Ba Na. Nơi đây mang nhiều ý nghĩa độc đáo về đời sống tinh thần cũng như văn hóa tâm linh của bản làng. Tạo nên nét đẹp văn hóa phi vật thể cho toàn bộ bản làng nói chung.

Kiến trúc nhà rông tây nguyên

Loại hình nhà sàn truyền thống đặc trưng ở Tây Nguyên này mang nét kiến trúc gì độc đáo? Hãy cùng Mogi tìm hiểu ngay dưới đây:

Vị trí xây dựng nhà Rông

Theo quan niệm của người dân Tây Nguyên thì vị trí xây dựng phải tuân theo những yêu cầu về tâm linh nhất định. Cụ thể là phải xây dựng ở trung tâm bản làng, nơi cao ráo, rộng rãi. Đảm bảo thoáng mát vào mùa hè và ấm áp trong mùa đông.

Bên cạnh đó, xây dựng nhà rông cần phải đủ rộng để đáp ứng lượng lớn dân buôn làng tụ tập.

Nhà rông thường được xây dựng ở chính giữa ngôi làng

Hình dáng, kích thước Nhà Rông

Hình dáng của kiến trúc này thì thường được xây dựng giống với lưỡi búa hoặc lưỡi rìu của người dân nơi đây. Độ cao sẽ đạt khoảng từ 8 – 20m, tuy nhiên, có những ngôi nhà cao đến 30m. Về độ rộng thì sẽ khoảng 4 – 6m và chiều dài là 10m.

Kiến trúc độc đáo với hình dạng giống với lưỡi rìu

Sở dĩ cần đảm bảo kích thước này là do nơi đây là nơi tụ tập của toàn bộ dân làng. Cần chứa được số lượng lớn người dân bẩn nên cần đáp ứng chính xác về kích thước.

Đặc điểm kết cấu

Đặc điểm kết cấu sẽ bao gồm: khung nhà chịu lực bởi 8 cây cột lớn, phần chân bao gồm 10 – 14 cây cột nâng đỡ, sàn nhà sử dụng các tấm tre lồ ô nứa hoặc cây giang,… Tất cả đã tạo nên nét đặc trưng riêng có “1 – 0 – 2” ở kiến trúc nhà sàn này.

Kiến trúc độc đáo của nhà rông Tây Nguyên

Đặc điểm vật liệu xây dựng

Nguyên liệu chính dùng để xây dựng nhà rông chính là gỗ, tre, nứa, lá cây, mây,… Đây đều là những nguyên liệu tự nhiên dễ dàng tìm thấy trên các vùng núi. Đặc biệt, các cây cột đều là những thân gỗ to, loại gỗ tốt đảm bảo có độ bền cao, không bị mối mọt tấn công.

Nhà rông thường được xây dựng bằng chất liệu tre, gỗ tự nhiên

Cách trang trí nhà Rông

Nếu đã từng một lần đến với kiến trúc độc đáo Tây Nguyên này, chắc hẳn bạn sẽ nhận ra nét độc đáo trong trang trí nhà rông chính là hình ảnh thần mặt trời. Ngoài ra, bên trong còn có các cây cột với chạm khắc tinh vi hình ảnh mặt trời, hình thoi, sao tám cánh,… Ngoài những hoa văn độc đáo này thì bên trong gian nhà chính còn được treo nhiều loại đồ dùng độc đáo như: cung tên, giáo mác, xương sọ của thú rừng, sừng trâu,… Tất cả đã tạo nên không gian độc đáo của vùng đất rừng thiêng nước độc này.

Cách trang trí độc đáo của nhà rông

Đặc biệt, tất cả các ngôi nhà đều được trang trí rất công phu, tỉ mỉ. Bởi nó chứa đựng giá trị tinh thần lớn lao của người dân nơi đây.

Kiến trúc trang trí độc đáo của vùng núi Tây Nguyên

Xem thêm >> Giếng trời cầu thang – Top 20+ thiết kế giếng trời trên cầu thang độc đáo

Một số ngôi nhà rông đặc biệt ở Tây Nguyên

Nơi đây được coi là một kiến trúc độc đáo, là biểu tượng văn hóa phi vật thể của người dân Tây Nguyên. Hãy cùng mình khám phá những thiết kế độc đáo nhất dưới đây:

Nhà rông Kon So Lăl – Nhà rông lớn nhất Tây Nguyên

Kon So Lăl thuộc huyện Chư Pưh, nằm cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 50km. Là ngôi nhà rông lớn nhất Tây Nguyên. Với chiều cao khoảng 20m, độ rộng hơn 320m2, chính thức đưa vào sử dụng từ năm 2017. Nơi đây là nơi tụ họp của khoảng hơn 600 người dân tộc Ba Na.

Nhà rông Kon So Lăl lớn nhất Tây Nguyên

Nhà rông Chư Đăng Ya

Nhà rông Chư Đăng Ya hay còn nhà rông “cô đơn”. Đây là thiết kế nằm ở giữa mảnh đất ruộng, thuộc huyện Chư Pưh. Nơi đây độc đáo hơn bởi được nằm dưới chân núi lửa Chư Đăng Ya, và không có các nhà sàn vây quanh. Đây là địa điểm sinh hoạt chung của người dân làng Ploi Lagri.

Nhà rông Chư Đăng Ya với kiến trúc độc đáo

Nhà thờ Pleichuet

Tọa lạc ngay trên đường Trương Định, thuộc trung tâm thành phố Pleiku, nhà thờ Pleichuet không được xây dựng lớp mái như các nhà rông truyền thống. Thay vào đó là sử dụng mái tôn kim loại. Tuy nhiên, nhà thờ Pleichuet vẫn mang những nét truyền thống nhất định như: sử dụng trụ gỗ, các đường nét hoa văn tinh vi,…

Nhà thờ Pleichuet vẫn giữ được nét truyền thống của người dân Tây Nguyên

Bảo tàng Gia Lai

Bảo tàng Gia Lai nằm ở ngay trên đường Trần Hưng Đạo, trung tâm thành phố Pleiku. Nơi đây đã tái hiện và lưu giữ lại những nét độc đáo truyền thống của người dân Tây Nguyên.

Bảo tàng Gia Lai

Nhà rông Kon Jơ Dri

Nhà rông Kon Jơ Dri được xây dựng từ năm 1977, là một trong những thiết kế bề thế nhất. Với chiều cao 16m, chiều rộng là 12m, nơi đây là không gian sinh hoạt chung của người dân tộc Ba Na.

Nhà rông Kon Jơ Dri

10 điều về nhà rông Tây Nguyên

1. Không phải dân tộc nào ở Tây Nguyên cũng có nhà rông

Trên thực tế, không phải dân tộc nào ở Tây Nguyên cũng có nhà rông. Mà chúng thường xuất hiện chủ yếu ở vùng phía Bắc, đặc biệt là Kon Tum và Gia Lai. Càng về trong phía nam thì càng thưa thớt, thay vào đó là các loại nhà dài.

2. Nhà rông là không gian sinh hoạt cộng đồng lớn nhất mỗi làng

Đây là nơi tụ tập giao lưu, trao đổi về mọi vấn đề đời sống văn hóa, tâm linh của người dân bản. Vì thế, luôn được coi là không gian sinh hoạt chung của mỗi làng. Đặc biệt, đến với nhà rông, bạn sẽ được nhìn thấy nét đặc trưng độc đáo của người dân nơi đây. Như là một “nhân chứng sống” đối với cuộc đời mỗi người con của dân làng.

Là nơi sinh hoạt văn hóa chung của các bản làng

3. Nhà rông không phải nhà dùng để lưu trú

Mặc dù có kiến trúc khá giống với các loại nhà sàn truyền thống. Tuy nhiên, nhà rông lại không phải dùng để lưu trú. Thay vào đó chỉ là nơi để sinh hoạt chung cho toàn bộ dân làng. Nhà rông càng cao, đẹp, rộng thì càng thể hiện được sự uy nghi, thịnh vượng và giàu có của bản làng đó.

4. Nhà rông là nơi thu hút khí thiêng của đất trời

Theo quan niệm của người dân Tây Nguyên, thì nhà rông chính là nơi hút khí thiêng của đất trời. Vì thế, nơi đây luôn được coi là “trái tim” của bản làng, nơi diễn ra các hoạt động cúng bái linh thiêng, tâm linh nhất. Ngoài ra còn được sử dụng để trưng bày những hiện vật có giá trị ý nghĩa cao như: cồng chiêng, vũ khí, trống,…

Được coi là “trái tim” của bản làng

5. Nhà rông là nơi quan trọng nhất làng

Do là không gian linh thiêng, và trưng bày nhiều hiện vật có giá trị nên nhà rông được coi là nơi quan trọng nhất làng. Một số nơi thì đàn ông sẽ thay nhau ở lại để trông coi.

6. Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên có kiểu làm nhà rông khác nhau

Không có bất kỳ một quy chuẩn nhất định nào đối với việc xây dựng không gian sinh hoạt chung này. Tùy vào mỗi dân tộc, mỗi bản làng mà lại có những kiểu xây dựng khác nhau. Ví dụ như của người Gia Rai thì phần mái mảnh, dẹp. Của người Xê Đăng thì sẽ cao vút.

Mỗi nơi đều mang kiến trúc khác nhau

7. Sàn nhà rông được thiết kế gắn liền với văn hóa quây quần uống rượu cần của đồng bào

Nhắc đến Tây Nguyên thì không thể không nhắc đến rượu cần. Vì thế, vào mỗi dịp quan trọng thì người dân trong bản làng sẽ được quầy quần lại với nhau và cùng nhau ăn uống, thưởng thức rượu cần.

8. Cầu thang nhà rông thường có 7 đến 9 bậc

Thông thường cầu thang ở nhà rông sẽ có 7 – 9 bậc, tuy nhiên, mỗi nơi lại có những cách trang trí khác nhau. Có thể sử dụng thêm các biểu tượng trang trí khác như hình ngọn cây rau dớn, hình quả bầu đựng nước, hình núm chiêng,.. Tùy vào mỗi dân tộc sẽ có cách trang trí khác nhau.

9. Nhà rông gắn liền với hình ảnh cây nêu

Nếu như ở miền xuôi luôn có câu “cây đa, giếng nước, sân đình” là ba biểu tượng luôn đi liền với nhau thì ở Tây Nguyên nhà rông lại gắn liền với hình ảnh cây nêu. Cây nêu được coi là nơi hội tụ thần linh, mang hình ảnh biểu tượng cho mỗi dịp lễ lớn của người dân Tây Nguyên. 

Nhà rông gắn liền với hình ảnh cây nêu trong các dịp lễ hội

10. Nhà rông không có nhiều cấp, chỉ có ở buôn làng

Khác với ở miền xuôi, thường được chia thành các tỉnh, huyện, xã thì ở Tây Nguyên lại hoàn toàn không có. Hình ảnh này chỉ gắn liền với buôn làng. Ngày nay, mặc dù phát triển hơn, cuộc sống của dân làng được cải thiện nhưng nơi đây vẫn là trung tâm sinh hoạt của buôn làng. Là “trái tim” của các bản làng của đồng bào.

Từ lâu, nhà rông không chỉ là nơi ở thông thường. Mà nơi đây chứa đựng tất cả về đời sống tinh thần, văn hóa tâm linh của người con núi rừng. Hy vọng với những chia sẻ ở trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu về kiến trúc văn hóa độc đáo này.

Ngoài ra, đừng quên truy cập Mogi.vn để cập nhật các tin tức về kiến trúc, bất động sản, phong thủy nhé.

>Xem thêm: 

  • Nhà tre là gì? Những mẫu thiết nhà tre đẹp mang phong cách ấn tượng
  • Nhà lá miền Tây đẹp – khám phá kiểu kiến trúc truyền thống, độc đáo Tây Nam Bộ
Từ khoá : Kiến trúc
Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm