Bê tông cốt thép là gì? Đặc tính và cấu tạo của bê tông cốt thép

| 18-03-2022, 11:01 | Nhà đẹp

Bê tông cốt thép là gì? Đặc tính và cấu tạo của bê tông cốt thép
Bê tông cốt thép

“Bê tông cốt thép là gì?” chắc hẳn là nội dung bạn nhất định không thể bỏ qua nếu đang nghiên cứu về vấn đề xây dựng. Ngay sau đây Mogi sẽ mang đến những thông tin cụ thể, chi tiết nhất về loại vật liệu xây dựng này. Cùng xem ngay nhé.

Bê tông cốt thép là gì ?

Bê tông cốt thép là một loại đá nhân tạo. Nó đóng vai trò chịu lực chính cho cả công trình xây dựng. Hiện nay hầu hết tất cả các công trình xây dựng đều sử dụng bê tông lõi thép. Từ công trình dân dụng đến công cộng đều cần đến loại vật liệu này.

Thành phần cấu tạo bê tông cốt thép

Muốn biết vì sao loại đá nhân tạo từ bê tông và cốt thép lại có khả năng chịu lực tốt như vậy? Chúng ta sẽ biết ngay khi nghiên cứu kết cấu loại đá nhân tạo này.

Như tên gọi, bê tông cốt thép có hai phần là bê tông và thép. Khi kết hợp hai thành phần này, ta sẽ có được một kết cấu chịu lực rất tốt. Nhờ đó công trình xây dựng càng trở nên kiên cố, vững chắc hơn.

Hiểu về bê tông cốt thép thông qua cấu tạo của nó

Phân loại

Để hiểu rõ về bê tông lõi thép, ta có thể phân loại nó theo hai cách. Cách thứ nhất là phân loại theo phương pháp thi công. Và cách còn lại là phân loại theo trạng thái ứng suất khi chế tạo. 

Như vậy chúng ta vừa hiểu được rõ kết cấu, đặc tính của vật liệu này. Đồng thời có thể rút ra nhiều kinh nghiệm và bài học trong quá trình thi công.

Phân loại theo phương pháp thi công

Khi phân loại theo phương pháp thi công, chúng ta có thể chia loại đá nhân tạo này thành 3 loại:

  • Phương pháp thi công đổ toàn khối: Nói cách khác đây là phương pháp làm việc liên tục. Đội ngũ xây dựng sẽ ghép cốp pha và đổ bê tông trực tiếp tại công trình. Bê tông có cốt thép sẽ đảm bảo được cường độ ổn định tối đa
  • Thi công theo phương pháp lắp ghép: Từng bộ phận như móng, cột, dầm, sàn, … sẽ được sản xuất sẵn. Sau đó các bộ phận này sẽ được vận chuyển và lắp ghép vào công trình. Ưu điểm của cách thức này là đảm bảo chất lượng từng cấu kiện. Thời gian thi công cũng nhanh và không bị thời tiết tác động vào. Tuy nhiên độ ổn định của cả công trình lại đạt chất lượng thấp hơn
  • Thi công nửa lắp ghép: Nghĩa là kết hợp cả 2 phương pháp trên. Một số bộ phận sẽ được thi công trực tiếp tại công trình. Các bộ phận như cột, móng, dầm sẽ được đổ toàn khối. Còn sàn sẽ được đúc sẵn tại nhà máy và lắp ghép sau.
Phương pháp thi công bê tông và cốt thép

Phân loại theo trạng thái ứng suất khi chế tạo

Còn với cách phân loại bê tông có cốt thép theo trạng thái ứng suất khi chế tạo. Cách này sẽ cho ta thấy có 2 loại chính là:

  • Loại thường: loại cốt thép này ở trạng thái không có ứng suất. Ứng suất của vật liệu chỉ xảy ra khi có hiện tượng co ngót, giãn nở của bê tông
  • Loại ứng suất trước: loại này cần kéo căng trước cốt thép đến khi đạt ứng suất cho phép. Đến khi thả cốt thép ra, nó sẽ tự động co lại. Từ đó tạo nên ứng suất trước trong tiết diện của bê tông. Cách này giúp giảm các vết nứt và độ võng của bê tông có cốt thép nếu phải chịu lực tác động từ bên ngoài.

Tham khảo thêm: Gạch Tuynel là gì? Kinh nghiệm ứng dụng gạch Tuynel trong xây nhà

Đặc tính của bê tông cốt thép

Chỉ biết về cách phân loại thôi là chưa đủ. Nếu muốn ứng dụng kết cấu nào vào công trình xây dựng thật tốt thì những đặc tính của vật liệu cũng rất quan trọng.

Nhìn chung trong kết cấu của bê tông bên trong có cốt thép:

  • Thép đóng vai trò chịu ứng suất kéo
  • Còn bê tông chủ yếu sẽ chịu ứng suất nén
  • Thêm vào đó, bê tông và cốt thép có hệ số giãn nở nhiệt gần như tương đồng. Nhờ đó mà kết cấu này sẽ hạn chế tối đa được hao mòn từ môi trường, thời tiết hay nhiệt độ.
Đặc tính nổi bật nhất của vật liệu này là độ bền cao

Tại sao vật liệu này có thể cùng cộng tác chịu lực

Như đã nói, bê tông có cốt thép là kết cấu mang đến khả năng chịu lực tốt. Nhờ đó duy trì sự kiên cố, vững chắc cho cả công trình.

  • Khi tách riêng, bê tông có đặc tính chịu kéo và chịu lực uốn không tốt
  • Ngược lại, đặc tính của thép lại cho phép nó chịu được cả lực kéo và lực nén

Khi hiểu được điểm mạnh và điểm yếu của từng vật liệu, ta có thể sử dụng chúng hiệu quả hơn. Kết hợp hai chất liệu này ta sẽ được một kết cấu vững chắc, chịu được cả lực nén và lực kéo.

Ngoài ra, lý giải cho khả năng chịu lực của vật liệu này còn phải kể đến:

  • Lực dính của hai chất liệu bê tông và cốt thép rất tốt. Nhờ có lực dính nên cốt thép được khai thác tối đa cường độ chịu kéo và nén. Đồng thời bề rộng vết nứt của bê tông trong vùng kéo cũng được hạn chế hơn.
  • Về mặt hoá học, bê tông và cốt thép không xảy ra phản ứng. Do đó bê tông sẽ bảo vệ phần cốt thép tránh khỏi tác động của môi trường.
  • Ngoài ra, để vật liệu bền bỉ hơn, người thi công cần chú ý khi sử dụng phụ gia. Ví dụ việc dùng chất hoá dẻo hay chất đông cứng cần tuân theo kỹ thuật nghiêm ngặt. Khi thực hiện phải đầm bê tông thật kỹ để đạt được độ dính chặt cần thiết.
Hai vật liệu cùng cộng tác chịu lực nhờ đặc điểm chung và khả năng bù trừ khuyết thiếu cho nhau

Ưu điểm và nhược điểm của bê tông cốt thép

Tưởng chừng là vật liệu xây dựng bền bỉ và tốt nhất. Nhưng bê tông và cốt thép cũng giống như tất cả những loại vật liệu khác. Nó có ưu và nhược điểm riêng của mình.

Hiểu được ưu điểm của vật liệu sẽ giúp bạn ứng dụng vật liệu tốt hơn. Bên cạnh đó, hiểu được nhược điểm sẽ giúp bạn hạn chế rủi ro trong khi thi công.

Tham khảo thêm: Xin bản vẽ nhà khung thép 2 tầng – Những mẫu thiết kế đẹp mê ly không thể bỏ qua!

Ưu điểm

Bê tông cốt thép có những ưu điểm lớn mà không ai có thể phủ nhận. Chúng ta vẫn biết đến loại vật liệu này với độ bền cực cao. Đây cũng là ưu điểm nổi bật nhất của nó. Ngoài ra còn có rất nhiều ưu điểm khác nữa mà bạn sẽ biết ngay sau đây.

Đây là loại đá nhân tạo có nhiều ưu điểm nổi bật

Dễ dàng thi công

Ở trạng thái ban đầu, bê tông được biết đến là hỗn hợp giữa xi măng, nước và cát. Chính vì vậy nó tạo thành một hỗn hợp dạng lỏng. Nhờ đó mà bạn có thể đúc khối bê tông thành bất cứ hình dạng, kích thước nào.

Cũng chính vì vậy mà việc thi công bê tông lõi thép được đánh giá là khá dễ dàng. Khi cần bảo trì, chi phí dành cho vật liệu này cũng tương đối thấp. Vì vậy mà các công trình ứng dụng loại đá nhân tạo này vào thi công rất nhiều.

Độ chống chịu cực tốt, chịu nhiệt cao

Vì có độ chống chịu tốt, khả năng chịu nhiệt cao. Do đó bê tông có cốt thép bên trong thường xuyên được sử dụng để làm móng, trụ, đập, … 

Tham khảo thêm: Móng đơn và những lưu ý trong thi công công trình xây dựng

Độ bền cao

Ở thời điểm ban đầu bê tông có dạng lỏng. Nhưng khi đã được đúc vào khuôn cố định trong thời gian ngắn, nó đã chuyển thành một khối trụ cứng chắc nhất.

Như đã phân tích ở phần kết cấu, vật liệu này đạt được độ bền bỉ rất cao. Những công trình được xây dựng nên nhờ sự kết hợp của bê tông và cốt thép có thể tồn tại hàng thế kỷ.

Kết cấu của bê tông và thép mang đến độ bền rất cao

Độ chống cháy tốt nhiều giờ

Chính vì có thể chịu được nhiệt độ cao nên loại đá nhân tạo này hoàn toàn có khả năng chống cháy. Tất nhiên khả năng chống cháy này cũng chỉ ở một mức độ nhất định. Tuỳ vào độ dày của bê tông mà khả năng chống cháy sẽ được tăng lên.

Tham khảo thêm: Móng nhà cấp 4: Nên sử dụng loại móng nào?

Nhược điểm

Mặt khác, nhược điểm mà các đơn vị thi công bê tông và cốt thép nên chú ý là:

  • Tuy có thể chịu được cả lực nén và lực kéo. Nhưng khả năng chịu lực kéo của bê tông lõi thép chỉ bằng 1/10 lực nén
  • Mặc dù vật liệu bê tông, thép cho chi phí thấp. Nhưng chi phí công cụ đúc bê tông và cốt thép tương đối cao
  • Vật liệu sẽ xảy ra tình trạng co ngót. Do đó có khả năng xuất hiện các vết nứt trong công trình xây dựng. Về lâu dài thì đây là nhược điểm làm giảm độ chịu lực của loại đá nhân tạo này
Nhược điểm của vật liệu này là dễ xuất hiện vết nứt nếu thi công sai kỹ thuật


Những chia sẻ về bê tông cốt thép do Mogi cung cấp hy vọng đã giúp ích cho bạn đọc. Hiện nay Mogi vẫn đang tiếp tục cung cấp nhiều tin tức hấp dẫn liên quan đến mọi lĩnh vực trong đời sống.

Nếu bạn đặc biệt quan tâm đến bất động sản, xây dựng, kiến trúc, … . Vậy thì đừng quên theo dõi các tin tức mới nhất tại Mogi.vn nhé.

Xem thêm: Móng cọc là gì? Cấu tạo, Phân loại và Ưu nhược điểm

Từ khoá : Xây dựng
Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm