Nhà nhỏ 30m2 tăm tối, bí bách như rộng ra gấp đôi sau cải tạo, nằm sâu trong hẻm nhưng vẫn sáng thoáng và có cả sân vườn

| 6-11-2020, 10:29 | Nhà đẹp

Nằm ở tận cùng trong một khu phức hợp nhà ở xây dựng từ những năm 1940. PH Scalabrini Ortiz House  được cải tạo từ căn nhà cũ có diện tích đất vỏn vẹn chỉ 30m2. Bằng các giải pháp kiến trúc hợp lý, khoa học, ngôi nhà đã phá vỡ cảnh tối tăm, chật chội và bí bách lúc trước, thậm chí, còn sở hữu thêm khoảng vườn xanh mát.


Vị trí và diện tích khiêm tốn của PH Scalabrini Ortiz House (phần màu đen) khiến ngôi nhà không chỉ chật chội mà còn rất bí bách, ngột ngạt


Bởi nằm trong khu dân cư đông đúc nên không gian thoáng của ngôi nhà không nhiều

Ban đầu, PH Scalabrini Ortiz House  là nơi ở của người quản lý khu nhà ở với tổng diện tích vỏn vẹn chỉ 30m2. Tuy nhiên, sau nhiều lần chuyển đổi liên tiếp bởi các chủ sở hữu khác nhau, ngôi nhà đã thay đổi đến mức không nhận ra dáng vẻ ban đầu. Sân vườn nhỏ ban đầu đã bị lợp lại để tăng diện tích sử dụng. Bởi vậy, ngôi nhà không có khả năng tiếp tục mở rộng, đồng thời, khả năng đón sáng và điều kiện thông gió cũng trở nên giảm sút nghiêm trọng.


Nhà nhỏ 30m2 tăm tối, bí bách như rộng ra gấp đôi sau cải tạo, nằm sâu trong hẻm nhưng vẫn sáng thoáng và có cả sân vườn

Việc bỏ đi sân vườn xanh mát mang tới lợi thì ít mà hại thì nhiều

Với lần cải tạo này, PH Scalabrini Ortiz House  đã được lột xác thành công, trở thành một ngôi nhà hiện đại, sáng thoáng cùng với khu vườn xanh mát khi xưa. Các tông màu trung tính phối hợp nhịp nhàng với quang cảnh thiên nhiên và vườn cây, mang đến không gian thoáng mát, thanh bình tựa như chốn làng quê bình yên.


Thiết kế bên ngoài của PH Scalabrini Ortiz House  khá đơn giản giúp tiết kiệm chi phí sửa chữa cho gia chủ


PH Scalabrini Ortiz House cố gắng khai thác tối đa khoảng không gian thoáng bên ngoài để đón ánh sáng và không khí sạch vào bên trong

Bởi diện tích sàn không lớn nên PH Scalabrini Ortiz House được thiết kế với 3 tầng xếp chồng lên nhau, nhằm tạo ra khoảng không gian sinh hoạt rộng hơn cho công trình. Tầng 1 bao gồm các khu vực dành cho các hoạt động chung như sân vườn, phòng khách nhà bếp. Bên cạnh phòng khách chính là sân vườn nhỏ đặc biệt được phục dựng lại theo thiết kế ban đầu. Trong khi đó, tầng 2 được sử dụng toàn bộ cho không gian học tập và làm việc. Còn tầng 3 là nơi ngủ, nghỉ và thư giãn của gia chủ.


Các không gian sinh hoạt không sử dụng vách ngăn mà được xếp liền mạch với nhau, đem đến cảm giác thông thoáng và rộng rãi


Góc bếp nhỏ nhắn nhưng đủ dùng với nhu cầu của gia đình


Khu vực tiếp khách trang nhã với các vật dụng nhỏ xinh, độc đáo


Bởi diện tích có hạn nên không gian phòng khách được tận dụng làm nơi ăn uống cho gia đình


Vườn cây xanh được khôi phục lại mở ra không gian thư giãn và sinh hoạt ngoài trời cho cả gia đình


Sân vườn đóng vai trò là lá phổi xanh đem không khí tươi mát vào sâu bên trong các không gian của ngôi nhà


Không gian làm việc tách riêng giúp gia chủ dễ dàng tập trung vào công việc


Không gian phòng ngủ ngập tràn ánh nắng ấm áp của PH Scalabrini Ortiz House 


Từ phòng ngủ, gia chủ dễ dàng thu trọn tầm nhìn cả khu phố quá bức tường kính trong suốt

Có thể dễ dàng nhận thấy, mặt trước của công trình sử dụng các tấm kính bản lớn thay thế cho những mảng tường bê tông thô cứng. Nhờ đó, không gian bên trong không chỉ đón được nhiều ánh sáng hơn mà còn giúp ngôi nhà trông lung linh hơn  khi nhìn từ bên ngoài. Các tấm kính này còn là giải pháp giúp tiết kiệm thời gian thi công và giảm khối lượng tải trọng cho công trình, từ đó, gia chủ có thể tiết kiệm tối đa chi phí, thời gian và công sức phải bỏ ra trong quá trình xây dựng.


Các bức tường kính giúp kết nối không gian bên trong và cảnh quan bên ngoài ngôi nhà


Cánh cửa nhỏ được trổ thêm nhằm tận dụng khoảng trống bên hông ngôi nhà


Một giếng trời nhỏ phía trên cầu thang được mở ra giúp ngôi nhà trao đổi không khí sạch với môi trường bên ngoài tốt hơn


Ngôi nhà luôn tràn ngập ánh sáng mà không cần tiêu tốn quá nhiều điện năng

Để tăng thêm diện tích không gian sinh hoạt và tạo cảm giác rộng rãi cho ngôi nhà, nhóm KTS đã sử dụng nhiều giải pháp bao gồm thiết kế hệ cầu thang nhỏ gọn, sử dụng các tông sáng trắng và sử dụng các thiết bị nội thất tinh gọn, nhỏ nhắn… Bằng các giải pháp đơn giản mà tinh tế, không gian PH Scalabrini Ortiz House nhìn rộng rãi và thoáng đãng hơn hẳn so với diện tích thực.


Cầu thang với thiết kế tối giản, chắc chắn giúp tiết kiệm tối đa diện tích sử dụng


Tủ âm tường sát trần, sát sàn giúp tăng sức chứa tối đa cho căn phòng


Không gian như được mở rộng gấp đôi nhờ hiệu ứng nhờ những giải pháp hữu ích

Ngoài ra, một điểm nhấn đặc biệt của ngôi nhà là không gian sân vườn và phòng khách được xây dựng có chiều cao gấp đôi các tầng còn lại. Nhờ đó, không gian trở lên cao lớn và thông thoáng hơn. Khu vườn bởi vậy cũng phát huy được nhiều công dụng hơn.


Không gian tầng 2 được xây lùi lại mở ra một khoảng thông tầng giữa tầng 1 và tầng 2


Không gian tầng 1 dù ở rất thấp và sâu nhưng vẫn rất thông thoáng và sáng sủa


Từ không gian tầng hai, gia chủ cũng có thể dễ dàng tương tác với các thành viên ở tầng một và ngắm nhìn khu vườn nhỏ nhắn của mình


Ngôi nhà sau khi cải tạo đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu và sở thích của gia chủ


Bản vẽ mặt bằng tầng 1 ngôi nhà


Bản vẽ mặt bằng tầng 2 ngôi nhà


Bản vẽ mặt bằng tầng 3 ngôi nhà


Bản vẽ mặt bằng sân thượng


Bản vẽ mặt cắt ngôi nhà

Chỉ bằng một số giải pháp đơn giản, tinh tế, từ một không gian nhỏ hẹp, cũ kỹ và thiếu sáng, PH Scalabrini Ortiz House đã trở thành không gian nhà ở thoáng đãng với đầy đủ tiện nghi dành cho gia đình nhỏ yêu thiên nhiên và yêu cuộc sống ấm áp, chan hòa. 

Thông tin công trình:
Tên công trình: PH Scalabrini Ortiz House
Địa điểm: Palermo, Argentina
Tổng diện tích: 78m2
Thiết kế: Kohan Ratto Arquitectos
Ảnh: Javier Agustín Rojas
Bài viết: Ngọc Mai

Xem thêm:

1. Nhà 24m2 thay đổi diện mạo đến không ngờ sau khi cải tạo với chi phí 300 triệu đồng

2. Căn hộ cải tạo 50m2 gây ấn tượng bởi nền trắng bật tông, đồ nội thất nào đặt vào cũng đẹp

3. Chuyên gia chỉ ra 8 điều nên cân nhắc trước khi cải tạo, sửa chữa nhà

4. Căn nhà cấp 4 mục nát “lột xác” ngoạn mục sau 1 tháng cải tạo với chi phí bỏ thêm là 50 triệu đồng

5. Nhà ở xuống cấp: Nên cải tạo hay xây mới?

Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm