Thiên can là gì? Ý nghĩa của Thiên can Địa chi

| 30-06-2022, 14:20 | Phong thuỷ

Thiên can là gì? Ý nghĩa của Thiên can Địa chi
Tìm hiểu thiên can là gì?

Thiên can là một thuật ngữ phong thủy không còn xa lạ trong nền văn hóa Trung Quốc cổ xưa. Thiên can được quan tâm và ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống, văn hóa. Tuy vậy, để hiểu và  áp dụng thiên can đúng, không phải ai cũng nắm được ý nghĩa. Trong bài viết này Mogi sẽ cùng bạn tìm hiểu thiên can là gì ? Ý nghĩa của Thiên can địa chi. Bài viết chắc chắn sẽ cung cấp cho bạn rất nhiều thông tin hữu ích về thiên can.

Thiên can là gì?

Thiên can – viết theo tiếng Hoa 天干. Thiên can được xem là phong thủy cổ xưa bậc nhất trong nền văn hoá Trung Hoa. Vượt qua hàng trăm thế kỷ, hàng ngàn năm lịch sử Thiên can vẫn tồn tại như một quy luật bất biến. Thiên Can xuất hiện lâu đời nhất trong nền văn hóa Trung Quốc và sau này du nhập các nền văn hóa lân cận như: Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc và Triều Tiên.

Thiên can và địa chi bắt nguồn từ văn hóa Trung Quốc

Từ quá trình nghiên cứu, lĩnh hội người Trung Hoa đã đúc kết qua thuyết thiên can. Có hai thuyết, đó là thiên can địa chi ngũ hành và thuyết thái cực. Trong đó thiên can địa chi là căn cứ, cơ sở để luận giải tương lai và những sự kiện nổi bật một nhân sinh. Thuận theo Âm dương ngũ hành, thiên can và địa chi là cặp đôi được lập ra. Đây là cơ sở xác định các giai đoạn hình thành, phát triển và chuyển động vạn vật con người.

Nguồn gốc của thiên can là gì?

Thiên can là gì ? Nguồn gốc của thiên can bắt nguồn từ đâu ? 

Thiên can và địa chi còn có tên là “can chi nhất thể tượng”

Trước Công Nguyên vào những năm 2700, vị Hiên Viên Huynh yêu cầu vị sư Đại Nhiễu tạo ra cho dân gian hệ thống lịch năm. Từ đó, dựa vào quy luật và ngũ hành trời đất Đại Nhiễu bắt đầu khám phá và nghiên cứu. Kết quả, ông tạo ra 10 Thiên Can và 12 Địa chỉ. Tạo thành Thiên Can Địa Chi lưu danh sử sách đến ngày hôm nay. Đây là sự khởi đầu của lịch âm. 

=>> Xem thêm: Màu sắc may mắn và cách xem tuổi làm nhà – Phong thủy năm 2022

10 thiên can gồm những gì?

Thiên Can được dùng để ghi lại ngày phong thủy. Địa chỉ dùng để đếm thời gian

Mỗi thiên can đều mang ý nghĩa phong thủy khác nhau

Ngoài việc được sử dụng để đếm giờ, ngày, tháng, năm Thiên Can còn được sử dụng trong chiêm tinh học. Thiên can còn dùng để bói toán. Địa Chi được phát minh để đếm thời gian theo năm, tháng và giờ và được sử dụng theo 12 con giáp Trung Quốc, tương ứng với 1 cung hoàng đạo cố định. 

Thiên Can Địa Chi nghĩa là các Can – Chi kết hợp với nhau theo một thứ tự nhất định. Điều này sẽ tạo thành một chu kỳ Thiên Can Địa Chi. Chu kỳ này sẽ được lặp đi lặp lại theo một vòng tuần hoàn là 60 năm cho tới vô tận. 

Thiên Can và Địa Chi được lập ra để xác định giai đoạn hình thành và phát triển của vạn vật thuận theo âm dương. Theo đó, sẽ có 10 Can tương ứng với 12 Chi. 

  • Thứ tự tuần hoàn của 10 Thiên Can: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý.
  •  Thứ tự tuần hoàn của 12 Địa Chi: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. 

Thiên can và địa chi trong ngũ hành

Thiên can địa chi là 2 khái niệm nhưng thường đi kèm với nhau, ảnh hưởng tới nhau. Đồng thời, theo phong thủy thì thiên can và địa chi cũng có những mối quan hệ với nhau.

Thiên can được xác định hình thành dựa vào năm hành phối hợp âm dương: Giáp, Tất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quí,

Địa chi chính là tính dựa vào tuổi của mỗi người tức 12 con giáp: Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.

Trong dự đoán vận mệnh, thiên can địa chi vô cùng quan trọng.

Khi Thiên Can và Địa chi kết hợp sẽ có thể giải thích được vận mệnh của một con người. Có thể giải thích được những biến động, khó khăn trong vận mệnh. 

10 thiên can có ý nghĩa và thuộc tính như thế nào?

Ý nghĩa thiên can âm

Bao gồm các can Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý.

  • Can Ất: Thuộc âm Mộc. Đó là những cây nhỏ hiền hòa. Tuy nhiên thường xuyên ưu phiền chỉ bởi điều việc nhỏ nhặt. Luôn đồng cảm với sự đau khổ của người khác.
  • Can Đinh: Thuộc âm Hỏa. Đây là biểu tượng cho đèn lửa, lò lửa. Những người thuộc Can Đinh có sự cẩn trọng, đa nghi. Song tính tình thường thay đổi thất thường và dễ lộ khuyết điểm.
Thiên can âm gồm các can Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý.
  • Can Tân: Thuộc Âm Kim. Mang ý nghĩa là vàng cám, đá quý. Người can Tân thường có tính cách kiên cường. Họ là người dám làm việc khó khăn nhưng cũng khá bướng bỉnh.
  • Can Quý: Thuộc Âm Thủy. Ý nghĩa của nước. Đây là người có tính cách chính trực, cần cù và tâm hồn dịu dàng.
  • Can Kỷ: Thuộc Âm Thổ. Tượng trưng cho đất, không phì nhiêu. Những người thuộc can này có tính cách khá cẩn thận.

Ý nghĩa thiên can dương

Gồm có 5 can đó là Giáp, Bính, Canh, Nhâm, Mậu

  • Giáp: Thuộc Dương Mộc. Biểu trưng cho cây đại thu to đại ngàn. Người can Giáp này thường tính cách cương trực, nghiêm chỉnh. Họ cũng như có tinh thần và trách nhiệm trong cuộc sống, gia đình.
  • Bính: Thuộc Dương Hỏa. Biểu trư là ánh lửa đến từ mặt trời, tỏa sáng rực rỡ. Thiên can này mang nhiều ý nghĩa tích cực như nhiệt tình, hào phóng. Song có điểm hạn chế đố là phóng đại và hám danh.
Thiên can dương bao gồm Giáp, Bính, Canh, Nhâm, Mậu
  • Canh: Thuộc Dương Kim. Biểu trưng là kim loại sắc bén, ở trên Binh khí và mang ý nghĩa người có tài, duyên làm kinh tế.
  • Nhâm: Thuộc Dương Thủy. Biểu tượng cho biển cả. Những người can này thường hào phóng, tốt bụng. Nhược điểm của họ đó là chậm chạp, ỷ lại. Đôi khi vô tư quá đà và không biết lo lắng.
  • Mậu: Thuộc Dương Thổ. Biểu trưng là vùng đất rộng rãi, phì nhiêu. Họ là những người rất giỏi giao tiếp, coi trọng bề ngoài. Tuy nhiên, lại không có chính kiến.

Thiên can xung hợp là gì?

Thiên can tương hợp

  • Giáp (Dương mộc), Kỷ (Âm Thổ) hợp hóa Thổ
  • Ất (Âm mộc), Canh (Dương kim) hợp hóa Kim
  • Bính (Dương hỏa), Nhâm (Dương thủy) hợp hóa Thủy
  • Mậu (Dương thổ) Quý (Âm Thủy) hợp hóa Hỏa

Thiên can tương khắc

  • Giáp, Ất Mộc khắc Mậu, Kỷ Thổ
  • Bính, Đinh Hỏa khắc Canh, Tân, Kim
  • Mậu, Kỷ Thổ khắc Nhâm, Quý Thủy
  • Canh, Tân Kim khắc Giáp Ất Mộc
  • Nhâm, Quý Thủy khắc Bính, Đinh Hỏa
Trong 10 thiên can, sẽ có những cặp thiên can tương sinh, giúp đỡ nhau.

Thiên can tương xung

  • Giáp Canh Tương xung
  • Ất Tân tương xung
  • Nhâm Bính Tương xung
  • Quý Đinh tương xung
  • Mậu Kỷ Thổ ở giữa nên không xung

Thiên can tương sinh

  • Giáp Mộc sinh Bính Hỏa
  • Ất Mộc sinh Đinh Hỏa
  • Bính Hỏa sinh Mậu Thổ
  • Đinh Hỏa sinh Kỷ Thổ
  • Mậu Thổ sinh Canh Kim
  • Kỷ Thổ sinh Tân Kim
  • Canh Kim sinh Nhâm thủy
  • Tân Kim sinh Quý Thủy
  • Nhâm Thủy sinh Giáp Mộc
  • Quý Thủy sinh Giáp mộc
  • Quý Thủy sinh Ất Mộc

Cách tính thiên can theo năm sinh dễ dàng, nhanh chóng nhất

Thiên can và địa chi đại diện cho vận mệnh của mỗi con người

Nhắc đến Ngũ hành, ta thường nhớ đến Kim Thủy Hỏa Thổ Mộc. Đây là kết quả của sự kết hợp hài hòa Can – Chi. Mạng Ngũ hành còn có âm dương nên luôn đi liền nhau 2 năm liên tiếp. Tạo nên cặp Dương – Âm. Dựa vào quy ước của thiên can, địa chi mà chúng ta có thể tìm ra được mệnh sinh. Cách quy đổi chi tiết như sau:

Giá trị thiên can


Giáp, Ất


Bính, Đinh
Mậu, Kỷ
Canh, Tân

Nhâm, Quý


1


2
3
4

5


Giá trị địa chi


Tý, Sửu, Ngọ, Mùi

Dần, Mão, Thân


Dậu Thìn, Tỵ, Tuất, Hợi


Số 0


1

2


Giá trị ngũ hành


Kim


Thủy
Hỏa
Thổ

Mộc


1
2
3
4
5

Cách tính sinh mệnh dựa vào Can chi, cụ thể: Mệnh = can + chi.

Ví dụ: Mệnh năm Mậu Dần = 3+ 1 = 4 => mệnh Thổ.

Lưu ý: Nếu kết quả cộng lớn hơn 5 thì hãy trừ đi 5 để ra mệnh năm sinh.

Qua các thông tin Mogi đã thông tin, chắc hẳn bạn đã có thêm nhiều thông tin thiên can là gì? Bên cạnh đó còn giải đáp các thắc mắc, ý nghĩa thiên can địa chi trong ngũ hành phong thủy. Bạn còn có thể ứng dụng thiên can vào phong thủy và dự đoán vận mệnh của một con người. Nếu có thêm thông tin về thiên can, thập thiên can bạn hãy chia sẻ cùng Mogi nhé! Xem thêm nhiều bài viết về phong thủy, kiến trúc, bất động sản tại Mogi.

=>> Có thể bạn quan tâm:

  • Sao Thái Bạch là gì? Hướng dẫn cúng sao Thái Bạch khi bị chiếu mệnh

  • 1992 hợp hướng nào? Chọn hướng nhà phong thủy hợp tuổi Nhâm Thân


Đánh giá bài viết
Từ khoá : Phong thuỷ
Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm