Thuật phong thủy Bát Trạch và cách ứng dụng

Nguyễn Thanh Thuý Nguyễn Thanh Thuý | 15-07-2019, 14:23 | Phong thuỷ

Thuật phong thủy Bát Trạch  và cách ứng dụng

Theo kiến trúc sư, chuyên gia phong thủy Hoàng Trà, Phó viện trưởng Viện Lý học phương Đông, Bát trạch là những kiến thức cơ bản, ban đầu của phong thủy địa lý. Với kiến thức cơ bản của phái Bát trạch, một người để tâm chỉ trong một thời gian ngắn cũng có thể áp dụng, thậm chí luận bàn chi tiết về phong thủy này.

Kiến thức phong thủy Bát trạch không ngoài vài nội dung chủ yếu: Căn cứ vào năm sinh để tra bảng được 4 hướng hợp và 4 hướng không hợp, chia ra Đông Tứ trạch và Tây Tứ trạch.

  • Đông tứ trạch chia ra Chấn trạch (toạ đông, hướng Tây), Li trạch (toạ nam hướng bắc), Tốn trạch (toạ đông nam hướng Tây bắc), Khảm trạch (toạ bắc hướng nam).

  • Tây tứ trạch thì lại chia ra Càn trạch (toạ tây bắc hướng đông nam), Đoài trạch (toạ tây hướng đông), Cấn trạch (tọa đông bắc hướng Lấy nam), Khôn trạch (toạ Tây nam hướng đông bắc).

Những người là Đông tứ mệnh thì nhà ở theo hướng Đông tứ trạch, những người là Tây tứ mệnh thì nhà ở theo hướng Tây Tứ trạch. Nguyên tắc này hiện nay vẫn có sự chính xác cao cho mệnh của chủ nhà và áp dụng tính trong việc xác định hướng ngồi để làm việc, hướng bàn thờ, hướng cổng, hướng cửa hay hướng bếp...

Theo phong thủy Bát trạch, từ năm sinh sẽ tìm ra mệnh, bằng cách tra bảng Lục Thập Hoa Giáp. Từ đó áp dụng màu sắc thuộc ngũ hành sinh cho mệnh hoặc cùng ngũ hành của mệnh là tốt, khắc mệnh là xấu. Đó chính là căn cứ vào mệnh quái của chủ hộ, chỉ cần mệnh quái của chủ hộ phù hợp với trạch quái thì ngôi nhà đó là cát lợi, có điều kiện cơ sở để đảm bảo cho an toàn của gia trạch. 

Tuy nhiên, một số thầy phong thủy Bát trạch khi viết sách, vận hành thực tế, cũng đã lờ mờ nhận ra không phải cứ khắc là xấu, mà cũng có ngũ hành không thể bị khắc.

Chẳng hạn, Đại Hải Thủy thì không bao giờ sợ Thổ khắc: Với lượng nước mênh mông của biển không có Thổ trấn thì thành tai họa. Hoặc không phải cứ sinh là tốt: Mệnh là Kiếm Phong Kim, khi đã thành hình hài là kiếm, thì chẳng cần kim hay thổ cấp thêm cho nó.

Ngoài 8 hướng được chia ra thành Đông Tứ trạch và Tây Tứ trạch, thì Bát trạch cũng phân ra thành 24 sơn hướng và cũng quy định sơn hướng tốt xấu. Trong 4 hướng tốt vẫn có sơn hướng xấu, 4 hướng xấu vẫn có sơn hướng đẹp. Do đó, khi chọn hướng nhà, người ta thường chọn hướng đẹp và sơn hướng đẹp, nhưng ở thành phố lớn mà chọn được không dễ chút nào.

Khi xem phong thủy Bát trạch, vẫn có những người được ở hướng nhà tốt theo mọi tiêu chí của Bát trạch, nhưng vẫn gặp tai ương, dù mộ phần và lá số không có vấn đề gì. Cũng có trường hợp, người ở hướng xấu là tuyệt mệnh - họa hại - ngũ quỷ, nhưng bản thân và gia đình mọi việc vẫn rất tốt. Từ đó, dẫn đến những những đánh giá nhiều điều không chuẩn về phong thủy, làm cho nghiều người nghi ngờ và không tin vào phong thủy.

“Bát trạch chỉ là một phần kiến thức vô cùng nhỏ của phong thủy địa lý, chỉ bằng vài gạch đầu dòng nhưng cũng đề cập đủ các vấn đề, nên không thể linh nghiệm. Hơn nữa, cộng với sự trợ giúp của truyền thông, nên những kiến thức đơn giản như phong thủy Bát trạch lan tỏa rất nhanh, lâu dần trở thành sự hiểu biết phổ biến trong dân chúng”, ông Trà cho biết.

Cũng theo ông Trà, khi nói đến phong thủy, người ta luôn luôn nhắc ngay tới ngũ hành gồm: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Từ những mối tương quan của ngũ hành, mà chuyên gia có thể luận đoán nhiều điều linh nghiệm tới cá nhân hoặc những lô đất, ngôi nhà.

Thứ tự tương sinh của nó là: hoả sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thuỷ, thuỷ sinh mộc, mộc sinh hoả. Thứ tự tương khắc của nó là hoả khắc kim, kim khắc mộc, mộc khắc thổ, thổ khắc thuỷ, thuỷ khắc hỏa.

Để người dân nhìn nhận, thay đổi quan điểm về một cảnh giới phong thủy cao hơn, chính xác hơn không phải dễ dàng, nhưng với sự phát triển, giao lưu văn hóa, công nghệ, những kiến thức về phong thủy sẽ được lan truyền đến mọi người nhiều hơn. Tuy nhiên, nó cũng kèm cả việc có kiến thức chuẩn/không chuẩn.

Theo ông Trà, khi mời thầy phong thủy án ngữ phong thủy cho ngôi nhà, căn hộ mới, chúng ta nên nhờ thầy xem cho phong thủy nhà cũ. Chỉ khi nói đúng được các việc tốt, xấu ở nhà cũ, thì thầy mới đủ kiến thức, trình độ để có thể soi và án ngữ đúng ở ngôi nhà mới.

Cách lợi dụng màu sắc của ngũ hành

Ở bài viết này, chúng ta sẽ làm rõ vấn đề liên quan đến phong thủy Bát trạch, là dùng mệnh theo năm sinh để tính ra màu sắc, phương vị hợp có đúng hay không và đưa ra cách làm sao để vận dụng màu sắc ngũ hành, để trừ tà của ngũ hành cửa chính?

Hiện nay, nhiều người tính màu sắc và phương vị hợp mệnh theo Tứ trụ, gọi là ngũ hành bản mệnh. Mệnh theo Tứ trụ chính gồm 4 thông tin, năm, tháng, ngày, giờ sinh. Hiện nay, được chia ra thành 2 cách tính:

Cách 1: Lấy mệnh của năm + mệnh của tháng + mệnh của ngày + mệnh của giờ, quy theo ngũ hành để tính. Đây là cách đơn giản.

Cách 2: Phải giải lá số Tứ trụ, rồi tính theo Thiên can và Địa chi của năm tháng ngày giờ. Từ đó, mới tính toán xem người đó trong năm tháng ngày giờ thiếu ngũ hành nào, ngũ hành nào vượng và ngũ hành nào suy, rồi mới quyết định màu sắc hợp. Ở cách này, thầy phong thủy phải đồng thời là thầy xem lá số tứ trụ giỏi và đương nhiên luận đoán về con người qua “năm tháng ngày giờ sinh” có độ chính xác rất cao.

Chúng ta cùng phân tích cách tính Ngũ hành bản mệnh theo Tứ tụ, theo cả 2 phương pháp để thấy rằng lấy màu sắc và phương vị theo năm sinh không chính xác.

Cụ thể, người sinh năm 1986, năm Bính Dần, mệnh năm Lư trung hỏa. Nếu sinh vào tháng 1, tháng Canh Dần, mệnh tháng Tùng Bách Mộc. Sinh ngày 22, ngày Đinh Dậu, mệnh ngày Sơn hạ hỏa. Giờ sinh 8h, giờ Giáp Thìn, mệnh giờ Hú đăng hỏa.

Xét theo cách 1, xem Tứ trụ thuộc kiến thức phong thủy Bát trạch cơ bản, thì người này có mệnh theo “năm, ngày, giờ” đều là Hỏa, mệnh theo tháng là Mộc, nên bản mệnh theo phong thủy Hỏa quá vượng. Như vậy, dùng màu sắc là “xanh lá cây, đỏ, cam, tím” theo năm sinh là Bính Dần 1986 (mệnh Hỏa) sẽ thành ra phá mệnh.

Xét theo kiến thức cao hơn một chút là: Thiên can “Bính, Đinh, Giáp” thuộc Hỏa, có hai Địa chi Dần thuộc Mộc, một Thiên can là Canh thuộc Kim, một Địa chi Thìn thuộc Thổ. Như vậy, Hỏa tính theo Bát tự = 4 can + 4 chi cũng đã quá vượng. Do đó, dùng màu sắc là “xanh lá cây, đỏ, cam, tím” làm Hỏa càng vượng thì càng phá mệnh.

Xét theo cách xem thứ 2, là giải theo lá số Tứ trụ với thông tin: Năm Bính Dần, tháng Canh Dần, ngày Đinh Dậu, giờ Giáp Thìn, thì Ngũ hành bản mệnh Hỏa quá vượng, Mộc quá thịnh, Thủy không có, Kim bị suy, Thổ thì ít. Tuy nhiên, để luận giải Tứ trụ còn phải xem thêm các đại vận và theo mệnh nam hay nữ. Nhưng xét màu sắc để dùng, thì sinh 8h ngày 22/1/1986 có bản mệnh mà dùng màu sắc là “xanh lá cây, đỏ, cam, tím” không những làm ăn thất bại, mà còn bệnh tật liên miên. Như vậy, màu sắc lấy theo năm sinh không có độ chính xác cao.

Trên đây chỉ là ví dụ điển hình và đơn giản, để mọi người dễ hình dung. Hơn nữa, để biết chính xác màu sắc của từng người, thì người thầy phải biết luận giải lá số chính xác thì mới chỉ định màu sắc chính xác.

Từ đó, cách chọn thông thường hiện nay là căn cứ vào mệnh tính theo năm sinh không có độ chính xác cao. Cụ thể, chọn màu sắc hợp là màu sắc cùng mới mệnh và màu sắc có ngũ hành sinh cho mệnh như sau, sẽ có độ ứng nghiệm rất thấp.

  • Mệnh Kim: Chọn màu trắng, ghi, vàng, nâu.

  • Mệnh Thủy: Chọn màu trắng, ghi, đen, xanh ngọc, xanh da trời

  • Mệnh Mộc: Chọn màu đen, xanh ngọc, xanh da trời, xanh lá cây

  • Mệnh Hỏa: Chọn màu xanh lá cây, đỏ, cam, tím

  • Mệnh Thổ: Chọn màu đỏ, cam, tím, vàng, nâu

Ông Trà khẳng định, màu sắc theo mệnh của năm sinh chỉ là phân định tổng quan của phong thủy Bát trạch, còn để phân biệt bản mệnh phong thủy ở giai đoạn nào, thì phải xem bản mệnh đó theo “năm, tháng, ngày, giờ sinh”, có nghĩa là phải xem theo lá số Tứ trụ - Bát tự mới chính xác.

Làm sao để hoá giải hung khí của ngũ hành

Nếu chúng ta tìm ra trung tâm của 1 căn nhà, sau đó chia xung quanh trung tâm đó ra làm 8 phần gồm Đông, Nam, Tây, Bắc, Đông Nam, Tây Nam, Đông Bắc, Tây Bắc thì đông tứ trạch có thế tìm ra tứ cát vị là Đông, Nam, Bắc, Đông Nam, lấy tứ trạch cũng có thế tìm ra tứ cát vị là Đông Bắc, Tây bắc, Tây Nam, cửa chính mở ở những hướng này thì cát, mở ở những hướng khắc thì hung, mà nếu mở cửa ở hướng hung thì căn cứ vào ngũ hành của hung vị đó mà biết được sẽ gặp phải loại hung khí nào.


Ví dụ, người mệnh Đông tứ, cửa Lớn mở về hướng Lấy. Hướng Lấy là hướng hung, thuộc kim, vì thế cửa lớn của nhà này sẽ bị kim sát chiếu,


Nếu như người mệnh Tây tứ, cửa lớn mở về hướng đông, hướng đông là hướng hưng, thuộc mộc, thì cửa chính của nhà này sẽ bị mộc sát chiếu.
Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm