Tìm hiểu về lạm phát và nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam

| 2-05-2020, 10:14 | Phân tích Nhận định

Chúng ta đã nghe đến thuật ngữ "lạm phát" trên các bản tin về kinh tế nhiều lần, tuy nhiên lạm phát vẫn còn là băn khoăn của nhiều người. Vậy lạm phát là gì? và những nguyên nhân nào gây ra lạm phát.

1. Lạm phát là gì?

Khi giá cả của hàng hóa và dịch vụ tăng lên liên tục trong một khoản thời gian nhất định thì đó là lạm phát. Điều này đồng nghĩa với việc sức mua của tiền tệ cũng sẽ bị giảm đi. Chính vì vậy lạm phát cũng có một định nghĩa khác là sự giảm sức mua của đồng tiền.

Nếu mức độ lạm phát quá cao thì tình hình kinh tế và xã hội của đất nước sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Chính vì vậy các quốc gia chỉ muốn mức độ lạm phát chỉ khoản 5% trở xuống.

Thông thường lạm phát sẽ có 3 mức độ: Lạm phát tự nhiên (0 đến dưới 10%), Lạm phát phi mã (10% đến dưới 1000%), Siêu lạm phát (trên 1000%).

Lạm phát khác biến động giá tương đối như thế nào?

Những biểu hiện của lạm phát và biến động giá tương tự nhau, chính vì vậy mà có nhiều người sẽ bị nhầm lẫn giữa hai hiện tượng này. Tuy nhiên nếu tìm hiểu kỹ thì chúng ta sẽ nhận thấy những điểm khác biệt rõ rệt giữa lạm phát và biến động giá tương đối.

Lạm phát biểu hiện bởi sự tăng giá đột ngột, tuy nhiên nó dường như sẽ tăng tất cả các mặt hàng và dịch vụ kinh tế chứ không phải tăng một hai loại hàng hóa như biến động giá tương đối.

Thứ hai: Thời gian tăng giá của lạm phát thường kéo dài trong nhiều năm chứ không thể nhanh chóng dừng lại ở mức ổn định. Trong khi đó biến động giá tương đối lại có thể dễ dàng điều chỉnh ở mức ổn, chỉ cần cân bằng giữa cung và cầu là có thể ổn định được.

Khi lạm phát tăng cao sẽ gây ra rất nhiệu hậu quả, điển hình như nó sẽ làm cho hoạt động mua sắm của người dân bị giảm sút do giá quá cao. Khiến sản xuất tăng trưởng không ổn định và làm cho những khoản thu bị giảm, còn ngân sách bội chi lại tăng lên. Những người nắm giữ hàng hóa sẽ giàu lên và ngược lại người giữ tiền sẽ nghèo đi,…

Tuy nhiên không phải lạm phát lúc nào cũng có hại, đội khi nó sẽ có những tác động tích cực vào nền kinh tế như người dân sẽ không bị tình trạng trì hoãn mua sắm nữa mà sẽ có được tư duy mua sắm nhanh nhạy hơn trước khi giá cả tăng thêm. Không những vậy khi giá cả tăng, sản xuất sẽ được kích thích khiến cho công ty nhà máy cần nhiều nhân công hơn và điều này có thể giải quyết được tình trạng thất nghiệp,…

2. Nguyên nhân gây ra lạm phát

Lạm phát xảy ra bởi rất nhiều nguyên nhân nhưng có một vài nguyên nhân điển hình dẫn đến lạm phát như sau.

Thứ nhất: lạm phát do chi phí đẩy

Các doanh nghiệp là nguồn sản xuất ra các sản phẩm dịch vụ. Nếu họ lấy nguyên liệu với giá cao và những chi phí sản xuất tăng lên thì để đảm bảo lợi nhuận, giá sản phẩm cũng phải tăng theo. Điều này khiến cho mức giá của những sản phẩm khác tăng theo và dẫn đến lạm phát.

Thứ hai: Lạm phát do cầu kéo

Trên thị trường, nếu cầu nhiều hơn cung thì giá sẽ tăng, ngược lại nếu cầu giảm thì giá sản phẩm cũng theo đó giảm theo. Chính vì vậy khi nhu cầu của người dân đồng loạt tăng lên thì giá của thị trường cũng theo đó được kéo theo dẫn đến lạm phát.

Thứ ba: Lạm phát do cầu thay đổi

Trên thị trường có những mặt hàng chỉ có thể tăng giá chứ không thể giảm, điển hình là điện. Nếu như cầu giảm ở mặt hàng này những lại tăng ở những mặt hàng có tính cứng nhắc như điện thì xét về mặt bằng chung, ở mặt hàng không có nhu cầu mua không giảm giá, mặt hàng có nhu cầu cao tăng giá, điều này dẫn đến tăng giá trên toàn thị trường và lạm phát xảy ra.

Thứ tư: Lạm phát do xuất khẩu

Có những mặt hàng đem lại nguồn lợi lớn khi xuất khẩu chính vì vậy mà người ta sẽ ưu tiên cho việc xuất khẩu. Điều này dẫn đến tình trạng nhu cầu trong nước tăng nhưng không có đủ để đáp ứng khiến lạm phát.

Thứ năm: Lạm phát do cơ cấu

Trong công việc sản xuất nếu tiền công của một vài công ty được tăng lên thì những công ty khác cũng phải tăng để đảm bảo sản xuất cho người lao động. Tuy nhiên việc tăng lương cho công nhân sẽ khiến cho những doanh nghiệp dang gặp khó khăn hoặc kinh doanh kém gặp nhiều khó khăn. Lúc này họ buộc phải nhích giá sản phẩm lên và vô tình gây ra lạm phát.

Thứ sáu: Lạm phát tiền tệ

Đôi khi để giữ cho tiền trong nước không bị mất giá, ngân hàng trung ương phải mua ngoại tệ bên ngoài vào. Tuy nhiên điều này lại khiến cho cung lượng tiền lưu hành trong nước tăng lên và gây ra lạm phát.

Trên đây là một vài thông tin về lạm phát, cũng như nguyên nhân dẫn đến lạm phát. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ nét hơn về tình trạng lạm phát của một đất nước.

Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm