Nhiều Proptech đã sẵn sàng cho sự phát triển của ngành giữa đại dịch Covid-19

Linh Giang Trần Linh Giang Trần | 29-09-2021, 14:51 | Phân tích Nhận định

Các dịch vụ ứng dụng công nghệ như: trình quản lý công việc với thông tin thị trường dành cho môi giới hay chế độ xem nhà 3D/ thực tế ảo dành cho người mua đã tạo điều kiện để các môi giới bất động sản tiếp tục phục vụ khách hàng trong bối cảnh hạn chế di chuyển trong vài tháng vừa qua.

Tuy nhiên, theo nhiều công ty proptech mà DealStreetAsia đã có dịp trao đổi, thì một vấn đề quan trọng hơn nữa cần phải được cải thiện trong lĩnh vực này là tính minh bạch của tin đăng bất động sản.

Theo ông Võ Thắng Lợi - đồng sáng lập kiêm CTO của Rever: "Trên nhiều trang web rao vặt đang tồn tại vô số tin đăng bất động sản ảo mà thông tin trên đó không đáng tin cậy". Hiện Rever đang hướng đến giải quyết những thách thức liên quan đến vấn đề tin đăng bất động sản sai lệch tràn lan trên internet.

Rever được thành lập vào năm 2016 bởi ông Phan Lê Mạnh và ông Võ Thắng Lợi, hai cựu giám đốc điều hành của nền tảng nhắn tin Zalo (thuộc quyền sở hữu của VNG). Được biết, công ty lấy cảm hứng từ Beike, một công ty bất động sản Trung Quốc được Tencent hậu thuẫn.

Beike đã thành công trong việc kết hợp giữa dữ liệu bất động sản truyền thống với nền tảng kỹ thuật số, từ đó giúp người mua nhanh chóng tìm được người bán phù hợp, và ngược lại, bằng các thuật toán AI.

Ban đầu, chỉ với mục đích đăng kê những Listing của Rever, Rever đã từng bước xây dựng các công nghệ và cơ sở dữ liệu cho hệ thống đăng kê của mình, đồng thời phát triển chức năng tìm kiếm và công cụ định giá bất động sản.

Rever cho biết, hiện nền tảng của công ty có hơn 50.000 đăng kê bất động sản, tất cả đều đã được xác thực bởi các chuyên viên và ứng dụng công nghệ. Vào tháng 8 vừa qua, công ty cũng đã gọi vốn thành công 10,2 triệu USD từ quỹ Mekong Capital.

Tính đến nay, Rever đã gọi thành công tổng cộng 16,5 triệu USD vốn đầu tư. VinaCapital Ventures, Singapore’s Golden Equator Ventures và Korea Investment Partners đều từng rót tiền vào startup công nghệ bất động sản này.


Ông Phan Lê Mạnh (áo trắng), Đồng sáng lập và Giám đốc điều hành của Rever.

Một vấn đề khác mà các công ty proptech đang phải đối mặt là sự phân mảnh của thị trường. Adrien Jorge, nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành của Propseller có trụ sở tại Singapore cho biết: "Thông thường, khi người mua liên hệ với môi giới thì người môi giới phản hồi rằng bất động sản đó đã giao dịch rồi".

Theo phương thức mua bán bất động sản truyền thống, phải mất từ 2 - 6 tháng để bán một ngôi nhà. Và khi đó, sự chênh lệch giữa giá đề xuất và giá thực tế xuất hiện. "Ở đây ta thấy tình trạng thiếu minh bạch về số tiền giao dịch thực tế. Và việc này dẫn đến nhiều rắc rối," ông Jorge nói thêm

Propseller giúp thực hiện những bước như định giá bất động sản và giảm phí hoa hồng tiêu chuẩn từ 2% xuống 1% vì các môi giới của công ty hầu như có thể hoàn tất các giao dịch nhanh hơn phương thức truyền thống.

Công ty đã huy động được 1,2 triệu USD vào tháng 10 năm 2020, nâng tổng vốn gọi được lên 2 triệu USD từ các nhà đầu tư Iterative, Hustle Fund, XA Network và Rapzo Capital. Vào năm 2020, Propseller cho biết họ góp phần thực hiện các giao dịch bất động sản với tổng trị giá khoảng 75 triệu đô la Singapore mỗi năm.

Một startup khác, Propzy, có trụ sở chính tại Việt Nam, vận hành các đại lý giao dịch bất động sản truyền thống, trong khi hệ thống đăng kê trực tuyến của họ cung cấp các gói sản phẩm tài chính như cho vay thế chấp.

Tại Việt Nam, có khoảng 100 công ty proptech trên thị trường bất động sản, một thị trường phân mảnh cao và chưa có dữ liệu niêm yết chuẩn hóa, gây khó khăn cho việc so sánh nhiều bất động sản khác nhau.

Propzy cho biết các bất động sản được đăng kê trực tuyến của họ đều được các chuyên viên xem xét và xác minh. Olivier Raussin, đồng sáng lập và đối tác quản lý của FEBE Ventures, một nhà đầu tư vào Propzy Việt Nam, cho biết: "Khi bạn có dữ liệu phù hợp, bạn có thể có đầy đủ tầm nhìn, từ đó có thể đưa ra quyết định đúng đắn."

Lần gần đây nhất, Propzy đã huy động được 25 triệu USD trong vòng gọi vốn series A do Gaw Capital và SoftBank Ventures Asia dẫn đầu, nâng tổng số vốn huy động được lên 33 triệu USD. Startup này hiện đang trên đường huy động thêm khoảng 50 triệu đô la trong vòng gọi vốn tiếp theo.

Đây không phải là những công ty duy nhất tăng vốn trong vài năm qua. Việc đầu tư vào các công ty proptech trên khắp Đông Nam Á ngày càng trở nên hấp dẫn đối với các nhà quản lý quỹ đang tìm cách "đón sóng".

Và trong tương lai, các chuyên gia cũng dự đoán việc niêm yết SPAC trị giá 1,78 tỷ đô la của PropertyGuru và vòng gọi vốn của SoHo Property có thể đẩy nhanh hơn nữa kế hoạch huy động vốn và mở rộng của các startup khác hoạt động trong lĩnh vực này.

Startup Thị trường Tổng số vốn được đầu tư Các nhà đầu tư đáng chú ý
Ohmyhome Singapore, Malaysia,
Philippines
10 triệu USD Swettenham Blue, Golden Equator Capital, K3 Ventures
Propseller Singapore 2 triệu USD Iterative, Hustle Fund, XA Network, Rapzo Capital
EdgeProp Singapore, Malaysia N/A N/A
Greyloft Singapore, Thái Lan 1,1 triệu USD JFDI.Asia, Cub Capital, Wavemaker Partners, Tigris Capital và DSG
Consumer Partners
Baania Thái Lan 3 triệu USD TQM, AddVentures, 500 Startups, PTT Public Company, Krungsri
Innovate
ZmyHome Thái Lan 1 triệu USD BonAngels Venture Partners, KK Fund
Propzy Việt Nam 33 triệu USD Gaw Capital and SoftBank Ventures Asia, Next Billion Ventures, RHL
Ventures, Breeze, FEBE Ventures, RSquare và Insignia.
Rever Việt Nam 16,5 triệu USD Mekong Capital, Korea Investment Partners, Golden Equator Ventures,
VinaCapital Ventures
Homedy Việt Nam 250.000 USD Access Ventures, Genesia Ventures
Homebase Việt Nam N/A VinaCapital Ventures, Class 5 Global, Pegasus Technology Ventures, 1982
Ventures, Antler, Brian Ma, đồng sáng lập Divvy Homes

Tại Singapore, công nghệ đối-sánh dữ liệu của Ohmyhome nhằm kết hợp người bán với người mua tiềm năng ở Malaysia và Philippines, bên cạnh thị trường nội địa, đã huy động được 6,8 triệu đô la Singapore trong vòng gọi vốn series A mở rộng vào tháng 8. Với công nghệ đối-sánh dữ liệu này, công ty đã chốt các giao dịch bất động sản ở Singapore nhanh hơn gấp 2 lần so với các đối thủ cạnh tranh trong 4 năm qua.

"Các cơ sở dữ liệu độc quyền mà [những startup này] đang xây dựng sẽ giúp các giao dịch được thực hiện nhanh hơn. Quá trình tạo danh sách khách hàng tiềm năng sẽ được cải thiện và chi phí niêm yết sẽ giảm xuống. Thông tin trở nên dễ tiếp cận và dễ kiểm chứng hơn, đồng thời nhờ tính minh bạch nên nền tảng của những startup cũng thu hút lượng truy cập từ các trang rao vặt truyền thống,” ông Hoàng Đức Trung, đối tác của VinaCapital Ventures và là nhà đầu tư vào Rever cho biết.

Trong khi đó, các công ty như PropertyGuru và 99.co không xử lý các giao dịch mà họ tập trung vào việc niêm yết bất động sản.

Khoảng 60 -70% doanh thu của PropertyGuru đến từ việc các chuyên viên môi giới chi trả để niêm yết bất động sản cần bán. Phần doanh thu còn lại chủ yếu đến từ các nhà phát triển bất động sản, những đơn vị chi trả cho quảng cáo và các dịch vụ liên quan khác.

Công ty Muabannhadat đã đóng cửa vào cuối năm 2020 do khó khăn về tài chính. "Đó không phải là một mô hình bền vững. Nó dựa vào quảng cáo rất nhiều để mang lại lưu lượng truy cập," ông Võ Thắng Lợi từ Rever cho biết. Sau khi tra cứu được thông tin, người dùng thường thoát ngay khỏi các trang web đăng kê này.

Nguyên Phương (Biên dịch)

Theo Deal Street Asia

Link gốc

Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm