Tìm hiểu thông tư số 18/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng

| 25-01-2022, 14:27 | Góc pháp luật

Hướng dẫn về việc thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình, Bộ xây dựng đã ban hành Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2016. Đây là một văn bản khá dài, quy định nhiều vấn đề khác nhau nên không ít người tỏ ra bối rối khi tra cứu. Vậy nên bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu những điều khoản quan trọng nhất trong văn bản này.


1. Nộp hồ sơ thẩm định

Căn cứ theo Thông tư số 18/2016/TT-BXD, chủ đầu tư muốn thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng dự án thì trước tiên là phải nộp hồ sơ thẩm định. Cơ quan tiếp nhận và trả kết quả thẩm định là bộ phận một cửa tại Ủy ban Nhân dân cấp huyện nơi triển khai xây dựng công trình. Để tránh mất công sức, thời gian đi lại, chủ đầu tư hoặc người đại diện phải chú ý quy định trên

Thông tư số 18/2016/TT-BXD cũng quy định rõ ràng hàng loạt giấy tờ phải nộp trong hồ sơ thẩm định. Nhân viên tiếp nhận kiểm tra chi tiết tính hợp lệ của hồ sơ tùy theo từng chủ thể, loại hình, quy mô dự án. Nếu thiếu sót, người đề nghị thẩm định phải hoàn thiện.

Cụ thể, hồ sơ sẽ được chuyển đến cơ quan chuyên trách. Tại đây, đơn vị có trách nhiệm thực hiện các thủ tục cần thiết cho công tác kiểm định. Chẳng hạn như đánh giá tác động môi trường, vấn đề phòng cháy chữa cháy…Bên thẩm định có thời hạn tối đa 20 ngày hoàn thiện hồ sơ khi nhận thông báo bổ sung.

2. Kiểm tra hồ sơ thẩm định

Quá trình kiểm tra hồ sơ thẩm định theo quy định tại Thông tư số 18/2016/TT-BXD diễn ra vô cùng nghiêm ngặt. Theo đó, trong thời hạn 5 ngày làm việc, cơ quan thẩm định phải gửi văn bản yêu cầu bổ sung hồ sơ trình thẩm định đến người đề nghị thẩm định nếu thiếu giấy tờ. Với một số trường hợp nhất định, việc thẩm định có thể bị dừng và trả lại hồ sơ.

Đồng thời, Thông tư số 18/2016/TT-BXD cũng nêu rõ, kể từ khi nhận được yêu cầu bổ sung, người nộp hồ sơ 20 ngày để hoàn thiện. Quá thời hạn này, cơ quan chức năng có quyền kết thúc việc thẩm định dự án, bản thiết kế và dự toán. Trường hợp vẫn muốn thẩm định thì phải thực hiện lại từ đầu.

3. Tổ chức thẩm định hồ sơ theo Thông tư số 18/2016/TT-BXD

Sau khi kiểm tra hồ sơ hoàn tất, văn bản thẩm định sẽ được ban hành ngay sau đó. Vậy tổ chức thẩm định được tiến hành như thế nào?

3.1. Cơ quan thẩm định thực hiện thẩm định

Theo Thông tư số 18/2016/TT-BXD, trong thời hạn 5 ngày làm việc, cơ quan kiểm tra hồ sơ có trách nhiệm gửi văn bản lấy ý kiến đến các đơn vị liên quan. Trong 10 ngày làm việc tiếp theo, cơ quan được lấy ý kiến phải phúc đáp bằng văn bản. Trường hợp không nhận được phản hồi, mặc định là đồng ý. Nếu một trong những ý kiến gửi về có yêu cầu sửa chữa, chủ đầu tư sẽ phải tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung.

3.2. Trường hợp yêu cầu thẩm tra

Trong một số trường hợp có thể cơ quan thẩm định yêu cầu thẩm tra nhằm phục vụ công tác thẩm định, chủ đầu tư sẽ được thông báo các nội dung cần thẩm tra. Lúc này, chủ đầu tư sẽ phải lựa chọn tổ chức tư vấn có năng lực, điều kiện để thực hiện.

Thông tư số 18/2016/TT-BXD chỉ rõ, thời gian tối đa để thực hiện toàn bộ việc thẩm tra là 10 ngày. Trường hợp cần gia hạn, chủ đầu tư phải có văn bản gửi đến cơ quan thẩm định. Nội dung của văn bản phải nêu chi tiết nguyên nhân và cần gia hạn thêm bao lâu.

Kết thúc thẩm tra, chủ đầu tư gửi kết quả đến cơ quan thẩm định. Cơ quan thẩm định chịu trách nhiệm sử dụng kết quả này đúng mục đích thẩm định, đúng quy định của pháp luật. Nếu thẩm tra không bảo đảm, hồ sơ sẽ được trả lại kèm theo đó là thông báo lý do và yêu cầu cho chủ đầu tư

3.3. Trường hợp dừng thẩm định

Thông tư số 18/2016/TT-BXD thể hiện rõ, khi thẩm định, cơ quan chức năng được phép tạm dừng. Thông báo về các vấn đề phát sinh cho chủ đầu tư. Chủ đầu tư có thời gian 20 ngày để khắc phục và chỉnh sửa. Quá hạn, việc thẩm định chỉ được tiến hành khi có yêu cầu lại từ đầu.

Hồ sơ trình thẩm định sau khi được duyệt sẽ được đóng dấu thẩm định trên một bộ hồ sơ dự án, bản vẽ thiết kế kỹ thuật, bản vẽ thiết kế cơ sở, bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình. Cơ quan chức năng gửi thông báo cho chủ đầu tư đến nhận kết quả và trả lệ phí. Đồng thời, chủ đầu tư còn phải nộp bản chụp tài liệu thiết kế cơ sở, thiết kế và dự toán xây dựng công trình và báo cáo nghiên cứu khả thi đã đóng dấu thẩm định cho cơ quan thẩm định.

Nắm vững tiến hành thẩm định hồ sơ giúp chủ đầu tư chuẩn bị chu đáo các giấy tờ, văn bản pháp lý có liên quan. Nhờ vậy mà quá trình thẩm định rút ngắn, dự án nhanh chóng triển khai. Cơ quan Nhà nước cũng giảm tải được công việc.

4. Những điều cần chú ý khi nộp hồ sơ thẩm định

Thông tư số 18/2016/TT-BXD đã quy định rõ về hồ sơ, giấy tờ cần chuẩn bị. Trình tự, thủ tục cũng được công khai minh bạch, ai cũng có thể tra cứu. Vì thế, để tạo ấn tượng tốt với cơ quan chức năng cũng như để thuận tiện cho công việc của mình, chủ đầu tư nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Sắp xếp các loại giấy tờ theo một thứ tự nhất định, tốt nhất là lần lượt theo thông tư. Khi kiểm tra, người thẩm định tiết kiệm được thời gian, họ sẽ thấy bạn là người chỉn chu, có trách nhiệm.
  • Chỉ sử dụng một màu mực khi viết hoặc ký tên lên giấy tờ, thường là mực đen.
  • Không để hồ sơ, giấy tờ nhàu nát, cất gọn trong một túi tài liệu riêng.

Thông tư số 18/2016/TT-BXD thể hiện sự quan tâm của Bộ xây dựng trong vấn đề thẩm định dự án, bản thiết kế, dự toán xây dựng. Văn bản pháp lý này vô cùng quan trọng, đặc biệt là với những ai làm trong lĩnh vực xây dựng. Chính vì vậy,hãy nắm thật kỹ thông tư này trong lòng bàn tay nhé. Đừng quên truy cập bất động sản ODT thường xuyên để có thêm nhiều kiến thức bổ ích khác.

Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm