Nhà không có sổ đỏ được phép cho thuê hay không?

Nguyễn Thanh Thuý Nguyễn Thanh Thuý | 8-03-2021, 03:15 | Góc pháp luật / Kiến thức

Không có sổ đỏ có cho thuê nhà được không? Điều kiện để nhà ở được phép cho thuê được quy định như thế nào? Đây là thắc mắc của nhiều người khi có nhà muốn cho thuê lại. 

Sổ đỏ là gì?

Sổ đỏ là tên mà người dân thường gọi “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” theo màu sắc chủ đạo của giấy chứng nhận này là đỏ đậm. Sổ đỏ được cấp cho khu vực nông thôn (ngoài đô thị) được quy định rõ ràng tại Nghị định số 60-CP của Chính phủ cũng như Thông tư số 346/1998/TT-TCĐC ngày 16/3/1998 của Tổng cục địa chính.


Nhà không có sổ đỏ được phép cho thuê hay không?

Đất nông nghiệp, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản, đất nhà ở ở khu vực nông thôn là các loại đất sẽ được cấp sổ đỏ theo quy định của nhà nước. Sổ này được UBND huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp cho chủ sử dụng.


Bên cạnh đó, những người được cấp sổ đỏ là hộ gia đình thường gắn với đất lâm nghiệp hoặc nông nghiệp,… Vì thế, nên khi thực hiện các giao dịch dân sự liên quan đến quyền sở hữu đất buộc phải có chữ ký của tất cả những thành viên đủ 18 tuổi có tên trong hộ khẩu. 

Điều kiện về nhà ở cho thuê

Nhà ở và đất đai là tài sản phải thực hiện đăng ký quyền sở hữu tài sản cũng như quyền sử dụng. Theo Luật đất đai và Luật nhà ở quy định rõ điều kiện về đất đai, nhà ở được tham gia vào các giao dịch phải có các giấy tờ chính bao gồm: giấy chứng nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu.

Còn với nhà ở thì Luật Nhà ở thì quy định về điều kiện của nhà tham gia vào giao dịch như sau:


Điều 118. Điều kiện của nhà ở tham gia giao dịch

Giao dịch về mua bán, cho thuê mua, tặng cho, đổi, thế chấp, góp vốn bằng nhà ở thì nhà ở phải có đủ điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật;
b) Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu; đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn;
c) Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d) Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền.

Các điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản này không áp dụng đối với trường hợp mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai.


Giao dịch về nhà ở sau đây thì nhà ở không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận:
a) Mua bán, thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai;
b) Tổ chức thực hiện tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương;
c) Mua bán, thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở để phục vụ tái định cư không thuộc sở hữu nhà nước; bán nhà ở quy định tại khoản 4 Điều 62 của Luật này;
d) Cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở;…


Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 118 Luật Nhà ở 2014 quy định rõ: nhà ở khi cho thuê không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận nhưng phải có những giấy tờ thay thế. cụ thể:


Khoản 9 Điều 72 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định giấy tờ chứng minh điều kiện cho thuê khi không có Giấy chứng nhận như sau:

“Trường hợp cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở (trừ trường hợp cho thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước) thì bên cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở phải có hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở ký với chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở nếu là mua, thuê mua nhà ở của chủ đầu tư hoặc có Giấy phép xây dựng hoặc giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật dân sự, pháp luật về đất đai nếu là đầu tư xây dựng nhà ở”


Dựa theo quy định ở trên, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà sẽ được thực hiện các giao dịch như: tặng, đổi, cho thuê mua, mua bán, thế chấp, ký vốn nhà ở. Còn với những trường hợp thực hiện hợp đồng thuê thì không bắt buộc phải có các giấy tờ chứng nhận này. Vì thế, nếu các bên ký hợp đồng thuê nhà, dù nhà chưa đăng ký quyền sở hữu vẫn thực hiện hợp đồng được, chỉ cần có đủ các giấy tờ sau:

  • Hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ký với chủ đầu tư nếu là mua, thuê mua nhà ở của chủ đầu tư.
  • Giấy phép xây dựng hoặc giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu nhà ở.

Điều kiện của các bên khi thuê nhà

Đối với bên cho thuê

Theo khoản 1 Điều 119 Luật Nhà ở 2014, bên cho thuê nhà ở phải có các điều kiện sau:

  • Bạn là chủ sở hữu nhà ở hoặc người được chủ sở hữu ủy quyền.
  • Nếu là cá nhân thì phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở; nếu là tổ chức thì phải có tư cách pháp nhân, trừ trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương.

Đối với bên thuê

Tại khoản 2 Điều 119 Luật Nhà ở 2014 quy định bên thuê nhà ở phải có đủ các điều kiện sau:

  • Nếu là cá nhân trong nước thì phải có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện các giao dịch về nhà ở.
  • Nếu là cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định.
Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm