Lưu trú là gì? Khai báo lưu trú ở đâu? Thủ tục khai báo như thế nào?

| 23-05-2022, 08:24 | Góc nhìn chuyên gia

Lưu trú là gì? Khai báo lưu trú ở đâu? Thủ tục khai báo như thế nào?
Lưu trú là gì?

Nhờ giao thông vận tải phát triển, chúng ta dễ dàng di chuyển tại nhiều địa điểm khác nhau và có thể ở lại trong một thời gian nhất định. Khi đến địa điểm mới không thuộc nơi đăng ký thường trú, thì chúng ta cần thông báo lưu trú. Vậy lưu trú là gì? Thủ tục khai báo lưu trú như thế nào? Cùng Mogi tìm hiểu khái niệm lưu trú và thủ tục khai báo lưu trú chi tiết tại đây nhé!

Cơ sở pháp lý của lưu trú

Theo quy định tại Luật cư trú năm 2006, sửa đổi bổ sung 2013. Lưu trú là việc một người ở lại địa điểm thuộc thị trấn, xã, phường, ngoài nơi họ cư trú. Và họ không thuộc trường hợp phải đăng ký tạm trú trong khoảng thời gian nhất định. Cá nhân lưu trú thường xác định rõ mục tích, thời gian đến và đi khỏi nơi lưu trú đó. 

Cơ sở pháp lý của lưu trú nhằm đơn giản hóa thủ tục quản lý khách vãng lai. Khách vãng lai bao gồm những người đi du lịch, đi thăm người thân, chữa bệnh,… Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho họ được bảo đảm quyền và lợi ích nơi lưu trú.

Cơ sở pháp lý của lưu trú

> Xem thêm: Thủ tục đăng ký tạm trú tạm vắng cho người thuê nhà cần gì?

Trong quá trình lưu trú, cơ quan có thẩm quyền có thể tiến hành quản lý cư trú tại địa phương, kiểm tra đột xuất, theo định kỳ hoặc theo yêu cầu. Nếu phát hiện không thông báo cư trú sẽ xử phạt hành chính theo quy định của thông tư 35/2014/TT-BCA và nghị định 31/2014

Lưu trú là gì?

Lưu trú là thuật ngữ mới, được thay thế cho thuật ngữ “tạm trú vãng lai”. Sự thay thế này, nhằm giúp người dân phân biệt rõ giữa 2 khái niệm “cư trú” và “lưu trú”. Vậy lưu trú là gì?

Lưu trú là việc người Việt Nam đến và ở lại 1 địa điểm, trong khoảng thời gian thất định. Nơi mà ngoài phạm vi họ đăng ký tạm trú hoặc có hộ khẩu thường trú. 

Lưu trú là gì?

> Xem thêm: Thủ tục đăng ký tạm trú KT3 gồm những quy trình nào?

Địa chỉ lưu trú là gì?

Địa chỉ lưu trú là nơi tạm trú hoặc thường trú của công dân. Mỗi công dân Việt Nam chỉ được đăng ký thường trú tại nơi sinh sống lâu dài và hợp pháp. 

Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sử dụng, sở hữu của công dân/ cá nhân cho thuê/ tổ chức/ cơ quan theo quy định của pháp luật.

Trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân Việt Nam đó thì. Nơi cư trú là nơi cá nhân đang sinh sống và có xác nhận của Công an phường, thị trấn.  

Tóm lại, địa chỉ cư trú là nơi ở của 1 người, có thể là tạm trú hoặc thường trú, nơi người đó sinh sống và hợp pháp.

Địa chỉ lưu trú

> Xem thêm: Với người thuê trọ, việc đăng ký tạm trú có thực sự cần thiết?

Lưu trú tiếng Anh là gì?

Định nghĩa lưu trú trong tiếng anh theo Oxford có thể hiểu như sau:

According to Oxford Learner’s Dictionaries, “stay” is comprehended as to live in a certain location contemporarily as a visitor or a foreigner in a certain period of time.

Cần thông báo lưu trú khi nào?

Cần thông báo lưu trú khi một người Việt Nam đến và ở lại 1 địa điểm, trong khoảng thời gian thất định. Nơi mà ngoài phạm vi họ đăng ký tạm trú hoặc có hộ khẩu thường trú. Theo quy định của luật cư trú, thông báo lưu trú như sau:

  • Phải thực hiện thông báo lưu trú trước 23 giờ. Nếu đến sau 23 giờ, thì thông báo lưu trú vào sáng hôm sau.
  • Nếu cha mẹ, ông bà, con cháu, anh chị em ruột, vợ chồng đến lưu trú nhiều lần. Thì chỉ cần đến cơ quan Công an phường, xã, thị trấn thông báo lưu trú 1 lần. Việc thông báo lưu trú được thực hiện qua điện thoại, mạng máy tính hoặc trực tiếp tại đó.

Thủ tục lưu trú như thế nào?

Theo quy định của Thông tư 35/2014/TT-BCA, người đến lưu trú cần xuất trình 1 trong những loại giấy tờ dưới đây. Cho người có trách nhiệm thông báo lưu trú, khi làm thủ tục lưu trú như sau:

  • Căn cước công dân/ Chứng minh nhân dân
  • Hộ chiếu còn giá trị sử dụng trong thời điểm xin lưu trú
  • Giấy do tổ chức, cơ quan, UBND phường, xã, thị trấn cấp
  • Giấy tờ tùy thân khác

Đối với trẻ em dưới 14 tuổi không phải xuất trình giấy tờ nêu trên khi làm thủ tục lưu trú. Nhưng phải cung cấp thông tin người giám hộ của trẻ em dưới 14 tuổi này.

Thủ tục lưu trú

> Xem thêm: Địa chỉ thường trú là gì? 5 nơi không được đăng kí thường trú hiện nay

Khai báo lưu trú ở đâu?

Khai báo lưu trú ở trụ sở Công an phường, xã, thị trấn hoặc địa điểm khác theo quy định của địa phương nơi tiếp nhận thông báo lưu trú. Việc thông báo lưu trú được thực hiện qua điện thoại, mạng máy tính hoặc trực tiếp tại đó.

Một số điểm mới cần lưu ý về thông báo lưu trú 

  • Những người có trách nhiệm thông báo lưu trú là gia đình, cơ sở chữa bệnh, nhà ở tập thể, nhà nghỉ, khách sạn, cơ sở lưu trú khác khi có người đến lưu trú

Ví dụ: Nhà nghỉ phải báo cáo với công an phường về số khách lưu trú trước 23 giờ trong ngày

  • Nếu cha mẹ, ông bà, con cháu, anh chị em ruột, vợ chồng đến lưu trú nhiều lần. Thì chỉ cần đến cơ quan Công an phường, xã, thị trấn thông báo lưu trú 1 lần. Việc thông báo lưu trú được thực hiện qua điện thoại, mạng máy tính hoặc trực tiếp tại đó.
Khai báo lưu trú ở đâu

Phân biệt cư trú, thường trú, lưu trú và tạm trú 


Nơi cư trú


Nơi thường trú


Nơi tạm trú


Lưu trú


Là chỗ ở hợp pháp của 1 người thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú bao gồm nơi tạm trú và nơi thường trú.


Là nơi 1 người sống ổn định, thường xuyên, không có thời hạn tại 1 chỗ và đã đăng ký thường trú.

Đăng ký thường trú là việc 1 người đăng ký nơi thường trú với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Và được cấp sổ hộ khẩu và làm thủ tục đăng ký thường trú.


Là nơi 1 người sinh sống ngoài nơi đã đăng ký tạm trú và đăng ký thường trú.

Đăng ký tạm trú là việc 1 người đăng ký nơi tạm trú với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Và được cấp sổ tạm trú và làm thủ tục đăng ký tạm trú.


Lưu trú là việc người Việt Nam đến và ở lại 1 địa điểm, trong khoảng thời gian thất định. Nơi mà ngoài phạm vi họ đăng ký tạm trú hoặc có hộ khẩu thường trú. 


Dịch vụ lưu trú là gì?

Dịch vụ lưu trú là mô hình kinh doanh cung cấp các cơ sở lưu trú ngắn hạn. Dịch vụ lưu trú thường dùng cho những người có nhu cầu nhất định như đi công tác, du lịch,.. Ngoài ra, dịch vụ lưu trú còn bao gồm các loại hình dài hạn dành cho công nhân, sinh viên,.. Một số cơ sở dịch vụ lưu trú khác còn cung cấp thêm dịch vụ giải trí, ăn uống,.. 

Dịch vụ lưu trú

Dịch vụ lưu trú có đặc điểm gì?

Cùng Mogi tìm hiểu những đặc điểm của dịch vụ lưu trú tại nước ta hiện nay:

Tính không hiện hữu

Tính không hiện hữu ở chỗ phải sử dụng dịch vụ thì mới có thể cảm nhận được. Khách hàng sẽ cảm nhận tính hiện hữu qua thái độ, chất lượng phục vụ, tính chuyên nghiệp của nhân viên. Mỗi khách hàng sẽ có cảm nhận và đánh giá riêng, tùy thuộc vào quan điểm của mỗi cá nhân. Thông qua cơ sở vật chất, trang thiết bị mà chúng ta có thể cảm nhận 1 phần chất lượng của các dịch vụ ấy.

Để có thể giảm bớt tính không hiện hữu, khách hàng thường dựa vào các yếu tố về cơ sở vật chất để đánh giá. Bao gồm nội thất, các dịch vụ đi kèm và tiện nghi trong phòng dịch vụ.

Tính không tách rời

Một đặc điểm nữa của dịch vụ lưu trú là tính không tách rời. Dịch vụ không thể tách rời giữa không gian, thời gian tiêu dùng và quá trình sản xuất. 

Ví dụ khách hàng đặt phòng khách sạn vào 8g thì phải được cung ứng dịch vụ đúng 8g.

Đặt phòng khách sạn đúng giờ

Tính không đồng nhất

Một đặc điểm nữa của dịch vụ lưu trú là tính không đồng nhất. Thể hiện ở sự không đồng nhất về chất lượng của cùng 1 mô hình dịch vụ. Chất lượng dịch vụ tùy thuộc vào tâm lý, trình độ của nhà cung ứng. Và thị hiếu, trạng thái tình cảm, sở thích của khách hàng sử dụng.

Ngoài ra, chất lượng dịch vụ không đồng đều, ở mỗi mô hình dịch vụ theo từng thời gian:

  • Giá dịch vụ thay đổi theo từng thời điểm trong năm
  • Các tiện nghi phục vụ trong phòng cũng cũ đi hoặc thay mới theo thời gian
  • Cách thức thụ hưởng dịch vụ cũng không đồng nhất qua mỗi nhân viên phục vụ
Tính không đồng nhất qua cách phục vụ của nhân viên

Tính không tồn kho

Do mô hình dịch vụ lưu trú không thể bảo quản hay dự trữ được. Theo thời gian thì các tiện nghi dịch vụ cũng hao mòn và cần được bảo trì. Vì thế các nhà quản trị dịch vụ lưu trú cần có những chiến lược phát triển để duy trì doanh thu.

Một số loại hình dịch vụ lưu trú ở Việt Nam

Theo tổng cục du lịch Việt Nam 2022, một số loại hình dịch vụ lưu trú tại nước ta là:

Khách sạn (hotel)

Khách sạn là mô hình cơ sở lưu trú du lịch với quy mô từ 10 buồng ngủ trở lên. Với cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ cần thiết phục vụ lưu trú. Hình thức dịch vụ lưu trú khách sạn bao gồm các loại sau:

  • City hotel: là khách sạn được xây dựng tại đô thị, phục vụ phân khúc khách hàng tầm cao. Bao gồm khách công vụ, khách thương vụ, khách tham quan du lịch. Khách sạn thành phố với quy mô dựa vào tiêu chuẩn đánh giá từ 1 đến 5 sao. 
  • Hotel resort: là khách sạn được xây dựng dạng quần thể căn hộ, biệt thự, bungalow ở nơi có cảnh quan đẹp. Hoặc xây dựng thành khối phục vụ nhu cầu giải trí, nghỉ dưỡng.
  • Motel: khách sạn loại này được xây dựng gần đường giao thông. Với mục đích cung cấp nhiên liệu, sửa chữa phương tiện vận chuyển, bảo dưỡng và cung cấp các dịch vụ cần thiết khác.
Khách sạn

Làng du lịch (tourist village)

Làng du lịch là mô hình được xây dựng dạng quần thể căn hộ, biệt thự, bungalow ở nơi có cảnh quan đẹp. Phục vụ nhu cầu giải trí, nghỉ dưỡng của khách hàng tại các vị trí có tài nguyên du lịch. Ngoài các cơ sở lưu trú còn có các dịch vụ tiện ích khách: cửa hàng mua sắm, nhà hàng, khu vui chơi giải trí.

Làng du lịch

Biệt thự du lịch (villa)

Villa là biệt thự được trang bị trang thiết bị tiện nghi cho khách du lịch thuê và có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú. Cụm biệt thự du lịch là cụm bao gồm từ 3 villa trở lên.

Biệt thự du lịch

Serviced apartment

Căn hộ du lịch là căn hộ được trang bị trang thiết bị tiện nghi cho khách du lịch thuê và có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú. Khu căn hộ du lịch là cụm bao gồm từ 10 Serviced apartment trở lên.

Serviced apartment

Bãi cắm trại du lịch (tourist camping)

Tourist camping là khu vực đất được quy hoạch ở nơi có kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Quy hoạch ở nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp và dịch vụ cần thiết phục vụ khách cắm trại.

Bãi cắm trại du lịch

Nhà nghỉ du lịch (tourist guest house)

Tourist guest house là mô hình lưu trú du lịch có trang thiết bị tiện nghi. Cần thiết phục vụ cho khách du lịch như hotel, nhưng không đạt tiêu chuẩn xếp hạng sao khách sạn.

Nhà nghỉ du lịch

Homestay

Homestay là nơi sinh sống của chủ nhà sử dụng hợp pháp hoặc sở hữu trong thời gian cho thuê lưu trú du lịch. Homestay có trang thiết bị tiện nghi và nhiều tiện ích khác, đáp ứng đa dạng nhu cầu của khách hàng.

Homestay

Condotel

Condotel là mô hình xây dựng như 1 căn hộ, tích hợp các tiện ích khách sạn như nhà hàng, hồ bơi, bar, spa,… Sở hữu Condotel, khách hàng xác lập quyền sử dụng như căn hộ để ở. Nếu không sử dụng, người sở hữu có thể đăng ký cho thuê lại sinh lời và thu hồi vốn.

Hometel

Hometel kết hợp giữa khách sạn và nhà ở. Mô hình lưu trú này tích hợp đầy đủ trang thiết bị chuẩn 5 sao khách sạn. Ngoài ra, chủ sở hữu được toàn quyền quyết định và sở hữu lâu dài (có sổ đỏ). Hometel có thể vừa sử dụng để làm khách sạn lưu trú vừa có thể để ở lâu dài như căn hộ.

Với những thông trên, Mogi hy vọng đã giúp bạn trả lời được câu hỏi Lưu trú là gì? Cũng như tổng quan về dịch vụ lưu trú và thủ tục khai báo lưu trú ở nước ta hiện nay. Mong rằng bài trên sẽ giúp ích cho bạn lựa chọn được loại hình lưu trú phù hợp với bản thân. Nếu bạn cần thêm bất cứ thông tin gì, hãy ghé thăm Mogi nhé. Tại đây sẽ có tất cả những kiến thức về bất động sản mà bạn mong muốn.

> Xem thêm: Thủ tục tra cứu, đăng ký tạm trú online tại nhà đơn giản và chi tiết


5/5 - (1 bình chọn)
Từ khoá : Cho người thuê
Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm