Tìm hiểu sự khác biệt giữa nơi cư trú, thường trú và tạm trú là gì?

| 19-05-2022, 09:48 | Góc nhìn chuyên gia

Tìm hiểu sự khác biệt giữa nơi cư trú, thường trú và tạm trú là gì?
Tạm trú là gì?

Tạm trú, địa chỉ tạm trú và sổ tạm trú là gì? Những khái niệm này có gì khác biệt so với thường trú và nơi cư trú? Khi nào bạn nên đăng ký hoặc hủy đăng ký tạm trú tại địa phương? Cách thức thực hiện có đơn giản không? Cơ quan nào sẽ chịu trách nhiệm phê duyệt đăng ký tạm trú của bạn? Trong bài viết hôm nay, Mogi.vn sẽ giúp bạn giải đáp tất cả các thắc mắc này. Đây sẽ là những kiến thức rất quan trọng mà bạn cần ghi nhớ khi thuê nhà hoặc mua nhà. 

Tìm hiểu về tạm trú là gì?

Tạm trú là một thuật ngữ khá quen thuộc khi bạn có ý định chuyển sang một nơi ở mới. Vậy tạm trú là gì? 

Tạm trú là gì?

Luật Cư Trú số 68/2020/Qh14 quy định về Luật Tạm Trú như sau: 

Tạm trú là ở tạm thời, không ở thường xuyên một cách chính thức trong khoảng thời gian xác định.

Tạm trú là gì? 

Đồng thời, pháp luật cũng có quy định rằng tất cả mọi người dân đều phải đăng ký tạm trú trong trường hợp chuyển nơi ở mới. Sau khi đã đăng ký, thông tin của bạn sẽ được đưa vào hệ thống cơ sở dữ liệu của quốc gia về dân cư. Điều này sẽ giúp các cấp chính quyền địa phương quản lý cư dân hiệu quả hơn.

Đây cũng là cách để bạn tự bảo vệ bản thân trong một số tranh chấp liên quan đến nơi ở. Chủ nhà hoặc người cho thuê cũng phải có trách nhiệm trong việc đăng ký tạm trú cho người thuê nhà. Nếu không đăng ký tạm trú, bạn sẽ bị phạt hành chính. 

Địa chỉ tạm trú là gì?

Bên cạnh khái niệm tạm trú, địa chỉ tạm trú là gì cũng là khái niệm được nhiều người quan tâm. Địa chỉ tạm trú ở đây chính là nơi tạm trú. Theo quy định của pháp luật:

Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú.

Địa chỉ tạm trú là nơi người dân cư trú trong một khoảng thời gian không xác định

Ngoài ra, mỗi người dân chỉ có thể đăng ký một nơi tạm trú. Nếu bạn không ở cố định một nơi hoặc ở nhiều nơi khác nhau, hãy cân nhắc chọn một nơi phù hợp nhất để đăng ký tạm trú nhé! Như vậy, qua phần này, chúng ta đã hiểu rõ khái niệm địa chỉ tạm trú hay nơi tạm trú là gì. 

Sổ tạm trú là gì?

Sau khi đã đăng ký tạm trú với công an địa phương, bạn sẽ được cấp số tạm trú. Đây là tài liệu có giá trị pháp luật. Nó có vai trò xác nhận nơi tạm trú của người dân, không xác định về mặt thời hạn. Thời hạn cấp sổ tạm trú sẽ là trong 3 ngày làm việc, kể từ ngày công an nhận đủ hồ sơ cần thiết mà bạn cung cấp. 

Phân biệt thuật ngữ KT1, KT2, KT3,KT4

Sau khái niệm tạm trú là gì, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về những loại tạm trú đang hiện hành. Mỗi loại sẽ có những điểm khác nhau và cần những yêu cầu khác nhau để đăng ký. 

KT1 là gì?

KT1 là địa chỉ đăng ký thường trú

Bạn sẽ được cấp sổ KT1 khi nơi tạm trú của bạn chính là nơi bạn ở được khai báo trong hộ khẩu. Nói một cách chính xác hơn, KT1 chính là nơi công dân đăng ký thường trú. Thông tin thường trú này sẽ có trên các loại giấy tờ tùy thân của bạn như chứng minh nhân dân, bằng lái xe,…

KT2

KT2 là nơi tạm trú trong một khoảng thời gian dài, thuộc cùng một tỉnh hoặc thành phố với nơi thường trú. Chẳng hạn như khi bạn có hộ khẩu ở Quận 1 TP Hồ Chí Minh, bạn muốn đăng ký tạm trú thêm tại Quận 2 của thành phố. Lúc này, bạn sẽ được công an địa phương cấp sổ tạm trú KT2. 

KT3

KT3 và KT2 là hai khái niệm thường bị nhầm lẫn với nhau. KT2 chỉ được cấp cho những người có địa chỉ tạm trú ở cùng tỉnh thành với địa chỉ thường trú. KT3 sẽ được cấp cho tất cả các trường hợp đăng ký tạm trú lâu dài ở một nơi ở mới. Nơi ở này không thuộc cùng tỉnh thành với nơi thường trú.

KT3 là đăng ký tạm trú dài hạn

Ví dụ như bạn thường trú ở Bình Định, nhưng chuyển vào ở và làm việc tại TP Hồ Chí Minh đã lâu. Bạn sẽ được cấp sổ KT3 khi đăng ký tạm trú. Hiện nay, sổ KT3 có giới hạn thời gian tối đa là 24 tháng. Sau 24 tháng, bạn có thể gia hạn đăng ký tạm trú nếu không thay đổi nơi ở. 

> Xem chi tiết hơn: Bạn đã biết gì về KT3? Thủ tục đăng ký ra sao?

KT4

KT4 là khái niệm tạm trú có sự tương đồng với KT3. Cả 2 loại đăng ký tạm trú này đều có quy định về mốc thời gian tạm trú nhất định.  Chỉ có một điểm khác biệt duy nhất:

  • KT3 là đăng ký tạm trú dài hạn
  • KT4 là đăng ký tạm trú ngắn hạn

Thông thường, KT4 sẽ được cấp cho những người có chuyến công tác ngắn hạn. Ngoài ra, những người có ý định thuê nhà trong vài tháng cũng sẽ được cấp KT4. 

Bảng Phân biệt cư trú, lưu trú, thường trú và tạm trú

Phân biệt các thể loại cư trú

Để hiểu rõ hơn về cưu trú, lưu trú, thường trú hay tạm trú là gì, hãy xem ngay bảng dưới đây:

Khái niệm, thời hạn và nơi đăng ký cư trú


Khái niệm thuật ngữ


Cư trú là gì?


Cư trú được quy định là việc người dân đang sinh sống tại một nơi thuộc đơn vị hành chính cấp xã. Nếu khu vực đó không có cấp xã, cư trú sẽ được xác định ở cấp huyện. 

Nơi cư trú sẽ bao gồm cả địa chỉ thường trú và địa chỉ tạm trú


Thường trú là gì?


Tạm trú là gì?


Lưu trú là gì?


Là nơi người dân sinh sống dài hạn, ổn định. Người dân đã đăng ký thường trú.


Là nơi người dân sinh sống từ 30 ngày trở lên. Địa chỉ này khác với địa chỉ thường trú và đã được đăng ký tạm trú. 


Là nơi mà người dân ở ít hơn 1 tháng (30 ngày). Địa chỉ này phải khác với địa chỉ thường trú và tạm trú. 

Thông thường, người dân sẽ lưu trú khi đi du lịch, công tác ngắn hạn,…


Thời hạn


Không xác định thời hạn


Thời hạn tối đa là 2 năm.

Có thể gia hạn nếu muốn tạm trú thêm.


Thời hạn dưới 30 ngày. 


Nơi đăng ký 


Công an khu vực thuộc xã, phường hoặc thị trấn.

Công an thuộc khu vực huyện, quận hoặc thị xã. 

Công an thành phố ở những thành phố thuộc trung ương, không có cấp xã. 


Công an khu vực thuộc xã, phường hoặc thị trấn.

Công an thuộc khu vực huyện, quận hoặc thị xã. 

Công an thành phố ở những thành phố thuộc trung ương, không có cấp xã. 


Công an khu vực thuộc xã, phường hoặc thị trấn.

Công an thuộc khu vực huyện, quận hoặc thị xã. 

Công an thành phố ở những thành phố thuộc trung ương, không có cấp xã. 


> Chủ đề liên quan: Địa chỉ thường trú là gì? 5 nơi không được đăng kí thường trú hiện nay

Thời hạn, điều kiện đăng ký, lưu trữ kết quả và quy định phạt


 

Thường trú


Tạm trú


Lưu trú


Điều kiện đăng ký cư trú


– Đã có một nơi ở hợp pháp

– Có nhu cầu nhập chung hộ khẩu với gia đình

– Muốn đăng ký thường trú lâu dài ở nhà thuê

– Muốn đăng ký thường trú ở những cơ sở tôn giáo có khu vực nhà ở

– Có ý định đăng ký thường trú trên các loại phương tiện cơ động

– Đăng ký thường trú ở những cơ sở hỗ trợ xã hội


– Thời gian cư trú từ 30 ngày trở lên

– Nơi đăng ký tạm trú phải khác với địa chỉ thường trú


– Thời gian cư trú dưới 30 ngày

– Muốn cư trú tại một địa điểm khác với địa điểm thường trú


Thời hạn cần đăng ký


Trong vòng 12 tháng, kể từ ngày đến ở tại nhà mới.


Bạn cần đăng ký sau khi đã cư trú trên 30 ngày. 


Trong vòng 23h kể từ khi đến nơi lưu trú. 


Lưu trữ hồ sơ đăng ký


Kết quả đăng ký được lưu vào hệ thống dữ liệu về cư trú quốc gia. 


Kết quả đăng ký được lưu vào hệ thống dữ liệu về cư trú quốc gia. 


Kết quả đăng ký được lưu vào sổ lưu trú. 


Quy định phạt khi vi phạm


Theo Điều 8, Nghị Định 167/2013/NĐ-CP, người vi phạm hoặc không đăng ký cư trú sẽ bị phạt hành chính từ 100.000Đ – 300.000Đ


Nơi cư trú của người không có nơi thường trú, nơi tạm trú

Địa chỉ tạm trú của những người không đăng ký tạm trú được sẽ là nơi ở thực tế của họ

Đối với những người không đăng ký thường trú, tạm trú do không đủ điều kiện, nơi cư trú sẽ được quy định như sau:

  • Nơi cư trú được quy định là nơi ở thực tế của người đó
  • Khi không xác định được địa chỉ cụ thể, nơi cư trú sẽ là đơn vị cấp xã mà người đó đang sinh sống. 

> Xem chi tiết hơn: Thủ tục tra cứu, đăng ký tạm trú online tại nhà đơn giản và chi tiết

Đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật

Đăng ký tạm trú vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của công dân. Bạn có thể thực hiện đăng ký theo các bước hướng dẫn dưới đây:

Hướng dẫn đăng ký tạm trú

Các bước đăng ký tạm trú

Thực hiện đăng ký tạm trú theo các bước hướng dẫn sau đây:

  • Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, hồ sơ theo đúng quy định
  • Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký tại công an khu vực (cấp xã)
  • Bước 3: Công an sẽ tiếp nhận hồ sơ và tiến hành kiểm tra nội dung, cũng như tính pháp lý kỹ càng. Nếu hồ sơ đã đúng và đầy đủ, công an sẽ gửi phiếu tiếp nhận và phiếu hẹn ngày trả kết quả. Nếu hồ sơ cần bổ sung, công an sẽ cấp phiếu hướng dẫn bổ sung cho bạn. Trong trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện đăng ký, công an sẽ cấp phiếu từ chối tiếp nhận.
  • Bước 4: Người đăng ký nộp lệ phí theo đúng biểu phí quy định của nhà nước.
  • Bước 5: Công an trả kết quả theo đúng thời gian đã quy định trên phiếu hẹn. 

Điều kiện đăng kí

Công dân cần phải đăng ký tạm trú trong những trường hợp như sau:

  • Cư trú tại một địa chỉ với thời gian trên 30 ngày. Lý do cư trú có thể làm làm việc, học tập hoặc những mục đích khác. 
  • Địa chỉ cư trú khác với địa chỉ đăng ký thường trú trong hộ khẩu.
  • Sau 2 năm kể từ ngày đăng ký cư trú, người dân phải đi gia hạn lại để cập nhật hồ sơ lưu trữ. 

Hồ sơ đăng kí tạm trú

Điều 28 trong bộ Luật Cư Trú đã quy định về các loại giấy tờ cần phải có khi đăng ký tạm trú. Cụ thể như sau:

  • Tờ khai thông tin về việc thay đổi nơi cư trú: trong trường hợp người khai là trẻ vị thành niên, cần có sự đồng ý từ bố mẹ, người giám hộ. Sự đồng ý này cần được xác nhận trực tiếp trên tờ khai. Bố mẹ, người giám hộ cũng có thể làm đơn đồng ý riêng. 
  • Tất cả các loại tài liêu, giấy tờ có giá trị pháp lý, xác nhận chỗ ở hợp pháp: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hợp đồng mua bán nhà, giấy tờ cho thuê nhà,…
Hồ sơ đăng ký tạm trú cần có

Hủy bỏ đăng ký tạm trú theo quy định pháp luật

Quy trình hủy bỏ đăng ký tạm trú sẽ tương đương với quy trình đăng ký. Tuy nhiên, bạn cần phải chuẩn bị thêm một số hồ sơ đảm bảo mình đủ điều kiện để hủy đăng ký. Sau khi hồ sơ đã được tiếp nhận thành công, thông tin tạm trú của bạn sẽ được xóa khỏi cơ sở dữ liệu. Lúc này, bạn sẽ nhận được thông báo chính thức từ phía công an. 

Đăng ký tạm trú đối với người làm việc, học tập, công tác trong Công an nhân dân

Theo Thông Tư 55/2021/TT-BCA đã được ban hành, việc đăng ký tạm trú đối với người công tác, học tập, làm việc trong nhành Công An được quy định như sau:

  • Điều kiện đăng ký: sinh sống và làm việc dài hạn tại một nơi đóng quân nhất định. Nơi đóng quân đảm có khu vực chỗ ở cho sinh viên, chiến sĩ, cán bộ. 
  • Hồ sơ đăng ký: tờ khai thông tin về việc thay đổi nơi cư trú. Ngoài ra, bạn cũng cần cung cấp theeo Giấy giới thiệu của lãnh đạo – Thủ trưởng đơn vị. 

Xóa đăng ký thường trú, tạm trú

Quy trình xóa đăng ký thường trú, tạm trú sẽ giống với quy trình hủy bỏ đăng ký tạm trú. Trong trường hợp công an phát hiện có trường hợp thuộc diện phải xóa thường trú hoặc tạm trú, công an sẽ thông báo đến chủ hộ. Lúc này, chủ hộ phải nộp hồ sơ đề nghị xóa tên người đó khỏi sổ thường trú hoặc tạm trú. Nếu sau 7 ngày chủ hộ vẫn không nộp hồ sơ, công an sẽ tiến hành lập biên bản. 

Quà bài viết trên, Mogi.vn hy vọng rằng bạn đã có một cái nhìn rõ hơn về khái niệm tạm trú là gì. Đồng thời, cũng đã giải thích chi tiết về khái niệm địa chỉ tạm trú là gì, sổ tạm trú là gì. Nếu bạn đang cần tìm kiếm thêm những thông tin liên quan đến việc cư trú, đừng bỏ qua kênh thông tin hấp dẫn của Mogi nhé!

>Xem thêm:

  • Thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ chi tiết nhất
  • Mẫu hợp đồng cho thuê nhà chi tiết và 9 điều khoản

Đánh giá bài viết
Từ khoá : Cho người thuê
Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm