Biểu phí bảo hiểm công trình xây dựng theo quy định mới nhất 2022 

| 29-04-2022, 09:29 | Góc nhìn chuyên gia

Biểu phí bảo hiểm công trình xây dựng theo quy định mới nhất 2022 
Chi phí bảo hiểm công trình

Là một công nhận thì điều quan trọng mà họ cần quan tâm là chi phí bảo hiểm công trình như nào, ra sao? Và để trả lời cho câu hỏi này thì sau đây là biểu phí bảo hiểm công trình xây dựng theo quy định mới nhất 2022 mà bạn cần biết.

Một vài thông tin về bảo hiểm công trình xây dựng mà bạn cần biết 

Bảo hiểm công trình xây dựng là dạng bảo hiểm nhằm áp dụng cho các công trình xây dựng và rủi ro; được bồi thường khi công trình xảy ra tổn thất vật chất trong quá trình xây dựng và được bồi thường cho người thứ ba; (người không thuộc công trình hay cũng như nhà đầu tư).

Thông tin về bảo hiểm công trình xây dựng

Công ty bảo hiểm sẽ bồi thường thiệt hại tối đa giá trị của vật chất công trình; theo trên giấy chứng nhận bảo hiểm. 

Bảo hiểm xây dựng là một giấy tờ bắt buộc nên khi chủ đầu tư hay nhà thầu muốn xây dựng; thi công công trình phải xin giấy phép xây dựng và bảo hiểm công trình. 

Ai là người phải mua bảo hiểm công trình? Nhà thầu hay chủ đầu tư?

Theo chính phủ quy định thì chủ đầu tư hay nhà thầu phải mua bảo hiểm công trình; trước khi tiến hành công trình thi công. 

Theo đó, đối với công trình bắt buộc phải mua thì vấn đề này; do chủ đầu tư thực hiện còn nếu tính trong giá hợp đồng thì việc mua bảo hiểm; do nhà thầu thực hiện phù hợp với hợp đồng đã ký kết để đảm bảo theo các quy định của pháp luật. 

Có bao nhiêu loại trong bảo hiểm xây dựng ?

Bảo hiểm trong quá trình xây dựng

Trong hoạt động xây dựng thì bảo hiểm được chia thành 5 loại bảo hiểm gồm: 

  • Bảo hiểm trong quá trình xây dựng, thi công công trình
  • Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng vật chất 
  • Bảo hiểm đối với các loại vật tư, vật liệu hay phương tiện, thiết bị tham gia thi công và công nhân lao động 
  • Bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba ( không thuộc nhà thầu hay nhà đầu tư)
  • Bảo hiểm bảo hành công trình thi công 

Cách tính và các loại biểu phí bảo hiểm công trình xây dựng

Cách tính biểu phí bảo hiểm công trình xây dựng

Theo quyết định của thông tư 329/2016/TT -BTC ban hành mức chi phí bảo hiểm công trình xây dựng được tính cụ thể như sau: 

Phí bảo hiểm = tổng giá trị công trình thi công xây dựng * tỷ lệ phí bảo hiểm công trình 

Đối với những công trình được bảo hiểm sẽ không bao gồm các phần lắp đặt hoặc có bao gồm thì phần mục lắp đặt giá trị thấp hơn 50% tổng giá trị hàng mục thi công xây dựng được đóng bảo hiểm. 

>Xem thêm: Lệ phí trước bạ nhà đất là gì? Hướng dẫn cách tính chi tiết năm 2022

Bảo hiểm công trình xây dựng cần chi phí bao nhiêu? 

Bảo hiểm công trình xây dựng cần chi phí bao nhiêu? 

Đối với hạng mục công trình xây dựng thông thường thì chi phí sẽ được tính như sau: 

Phí bảo hiểm = giá trị công trình * tỷ lệ phí bảo hiểm 

Trong đó, tỷ lệ phí bảo hiểm nằm ở mức độ phần trăm do bộ tài chính quy định; nên phải chắc chắn thực hiện theo đúng thông tư số 329/ 2016/TT-BTC; và chúng cần phụ thuộc rất nhiều vào tỷ lệ rủi ro của công trình; sau khi cán bộ công ty bảo hiểm tiến hành kiểm tra khảo sát. 

Đây là một công thức chi tiết bao gồm đầy đủ các hạng mục chi tiết với công thức như sau: 

Toàn bộ chi phí = phí tiêu chuẩn + phụ phí mở rộng tiêu chuẩn + các chi phí khác + thuế

Phí tiêu chuẩn là loại phí bảo hiểm dành cho tất cả các rủi ro; gồm phí cơ bản và phụ phí tiêu chuẩn 

Phí cơ bản là phí tối thiểu được tính theo khoảng thời gian xây dựng tiêu chuẩn 

Phụ phí tiêu chuẩn là phần phí tính thêm các rủi ro từ thiên tai tự nhiên; như lũ lụt, động đất,..; mang tổn thất và thiệt hại lớn đến các công trình; và được tính theo tỷ lệ phần nghìn tổng giá trị bảo hiểm; nếu thời gian thuộc một trong các năm thì sẽ được tính theo tháng. 

Phí gia hạn tiêu chuẩn = tỷ lệ phụ phí mở rộng * giá trị công trình xây dựng thi công được bảo hiểm 

Phí này bao gồm phụ phí cho chi phí quét dọn sau tôn, tài sản xung; và những tài sản hiện tại trên công trường, trang thiết bị cùng máy móc xây dựng công trình thi công. 

Các chi phí khác là các chi phí quản lý cũng như giao dịch hợp đồng, hoa hồng cho đại lý; .. và được tính bởi phần trăm chi phí của toàn bộ hợp đồng. 

Mức khấu trừ trong bảo hiểm công trình xây dựng

Mức khấu trừ trong bảo hiểm công trình xây dựng

Mức khấu trừ sẽ được áp dụng theo các bảng sau hoặc bằng 5 % giá trị tổn thất; tùy theo số lượng lớn hơn: 

Đơn vị tính : triệu đồng 

Giá trị  bảo hiểm cần                                        Mức khấu trừ loại M 

           Đối với các vấn đề về thiên tai ( lũ lụt, động đất )  Đối với các vấn đề khác 


10.000


100


20


20.000


150


30


100.000


200


60


600.000


300


80


700.000


500


100


Ví dụ như: Công trình giáo dục cấp 2 có tầng hầm tại thành phố Huế; chi phí xây dựng trước thuế là 20 tỷ đồng, chi phí thiết bị vật tư là 3 tỷ đồng 

Biểu phí bảo hiểm = 0,08% * ( 20 tỷ + 3 tỷ ) là ra giá trị mức khấu trừ bạn nhé. 

>Xem thêm: Công chứng giấy tờ ở đâu? Lệ phí công chứng giấy tờ mới nhất hiện nay

Những hạng mục chủ thể bắt buộc phải mua bảo hiểm công trình

Những hạng mục chủ thể bắt buộc phải mua bảo hiểm công trình

Theo nghị định 119/2015/NĐ-CP, đối tượng bắt buộc phải mua bảo hiểm; gồm các nhà đầu tư, nhà thầu, nhà thầu  tư vấn nhà thầu thi công xây dựng.

Đối với chủ đầu tư và nhà thầu trong trường hợp phí bảo hiểm; đã được tính theo giá hợp đồng thì phải mua theo quy định của pháp luật trừ các công trình; liên quan đến quốc phòng an ninh và bí mật nhà nước gồm các mục như: 

Thứ nhất, công trình có ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng

Thứ hai, công trình có ảnh hưởng đến môi trường 

Thứ ba, công trình có yêu cầu kỹ thuật cao khi làm việc ở trong các công trình phức tạp, nguy hiểm 

Đối với nhà thầu tư vấn, phải mua bảo hiểm với công việc xây dựng; thiết kế từ cấp II trở lên. 

Đối với nhà thầu thi công xây dựng, phải mua bảo hiểm đối với công nhân lao động trên thị trường; theo đúng quy định của nghị định bắt buộc. 

Bảo hiểm công trình xây dựng mua ở đâu?

Bảo hiểm công trình xây dựng mua ở đâu?

Có rất nhiều địa điểm, trụ sở để mua bảo hiểm; nên bạn chỉ cần tìm từ khóa “mua bảo hiểm công trình xây dựng tại” +” nơi bạn đang sống” sẽ ra hàng loạt địa điểm uy tín và chất lượng cho bạn. Hãy nhớ xem xét thật kỹ trước khi mua và bắt buộc phải có hợp đồng gồm các nội dung thỏa thuận bạn nhé. 

Ngoài ra, một lưu ý cần thiết cho bạn là phải đọc kỹ lưỡng, rõ ràng về các thời hạn; các bồi thường tổn thất để khi có rủi ro, mọi vấn đề có thể được giải quyết nhanh gọn và chính xác hơn.  

Công trình quốc phòng có bắt buộc phải mua bảo hiểm xây dựng hay không?  

Câu trả lời ở đây là không bởi những công trình có liên quan đến quốc phòng, an ninh và bí mật nhà nước; thì theo quy định sẽ không bất kỳ bảo hiểm công trình xây dựng nào bạn nhé.

Công trình quốc phòng có bắt buộc phải mua bảo hiểm xây dựng hay không?  

Trên đây là một vài thông tin về chi phí bảo hiểm công trình. Để có thể giúp bạn biết thêm nhiều hơn về vấn đề này và mong rằng chúng tôi đã đem đến nhiều điều bổ ích; thiết thực nhất cho bạn. Chúc bạn có một ngày mới vui vẻ và nhiều điều tốt lành bạn nhé. Đừng quên truy cập Mogi thường xuyên, để đọc nhiều thông tin bổ ích về tin tức bất động sản, xây dựng, kiến trúc, luật đất đai,… nhé!

>Xem thêm:

  • Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất cập nhật mới nhất 2022
  • Cách nộp tiền thuế đất qua mạng và lợi ích của nộp thuế đất online

 

Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm