Quy định hiện hành về quản lý đất đai và tầm quan trọng của nó

| 5-04-2021, 03:07 | Góc nhìn chuyên gia

Quy định hiện hành về quản lý đất đai và tầm quan trọng của nó

Quản lý đất đai là gì và tầm quan trọng của nó ra sao?

Quản lý đất đai là gì? Quản lý đất đai là làm gì? Tầm quan trọng của nó ra sao?

Chúng ta hãy tham khảo ngay những thông tin được chia sẻ dưới đây

Quản lý đất đai và một số các khái niệm bạn cần biết

1. Quản lý đất đai là gì?

Đó là quá trình quản lý việc sử dụng và phát triển đất đai ở các khu vực nông thôn và thành thị. Ngành quản lý đất đai là gì? Là quản lý các tài nguyên đất trong việc sử dụng trong nhiều mục đích khác nhau. Như sử dụng làm đất nông nghiệp, trồng rừng, dự án làm khu du lịch sinh thái…

 

Là quản lý các tài nguyên đất trong việc sử dụng trong nhiều mục đích khác nhau.

 

Quá trình quản lý này sẽ có những ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến hệ sinh thái trên cạn. Bởi vì, nếu quản lý không nghiêm thì đất sẽ bị khai thác bừa bãi và sử dụng không đúng mục đích. Nó sẽ dẫn đến trường hợp phá vỡ sự cân bằng tự nhiên, suy giảm hoặc giảm năng suất sử dụng đất.

2. Quản lý đất đai là làm gì?

Công việc của quản lý đất đai đều liên quan đến tài nguyên đất. Vậy thì ngành này công việc cụ thể là gì và có thể làm ở những lĩnh vực nào?

Một số các công việc cụ thể như:

  • Lập hồ sơ địa chính phục vụ cho quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhanh hơn.
  • Quản lý tài nguyên đất giúp sử dụng đúng mục đích và đúng quy trình pháp luật.
  • Nghiên cứu các giải pháp và phương án sử dụng đất đai hợp lý.
  • Giải quyết những yếu tố khiếu kiện, khiếu nại, đền bù đất ở cả thành thị và nông thôn.
  • Đánh giá và phân loại đất, lập bản đồ…

 

Lập hồ sơ địa chính phục vụ cho quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

 

Nhiều bạn sẽ thắc mắc, vậy học ngành quản lý đất đai xong rồi làm ở đâu? Bạn có khá nhiều cơ hội sau khi học xong.

Học quản lý đất đai, bạn có thể làm việc tại một số nơi dưới đây

  • Làm tại các công ty bất động sản, các công ty bản đồ, trắc địa, quy hoạch.
  • Cục quản lý đất đai, các trung tâm phát triển quỹ đất, viện nghiên cứu địa chính…
  • Sở tài nguyên môi trường, hoặc các phòng Tài nguyên môi trường ở các địa phương
  • Nếu làm cho công ty tư nhân thì bạn có thể làm công tác đo vẽ.

 

Nếu làm cho công ty tư nhân thì bạn có thể làm công tác đo vẽ.

 

Nhìn chung, nếu bạn học ngành quản lý đất đai, bạn sẽ có nhiều cơ hội trong các lĩnh vực nghề nghiệp. Và hãy tham khảo sơ qua quản lý đất đai là gì trước khi quyết định nhé!

3. Quản lý nhà nước về đất đai là gì?

Các yếu tố liên quan đến quản lý nhà nước về đất đai đã được quy định rõ ở trong Bộ “Luật đất đai 2013”. Các nội dung cụ thể được nêu rõ trong Điều 6, Luật đất đai 2013.

Quản lý nhà nước về đất đai bao gồm một số công việc như

  • Ban hành các văn bản liên quan đến quá trình vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai.
  • Xác định địa giới hành chính rõ ràng cũng như lập và quản lý các hồ sơ địa giới hành chính.
  • Quản lý về việc giao đất và các kế hoạch sử dụng đất
  • Quản lý về quá trình giao đất, cho thuê hoặc thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất.
  • Thông kê và kiểm kê đất đai cũng như quản lý tài chính về đất đai…

 

Quản lý nhà nước về đất đai đã được quy định rõ ở trong Bộ “Luật đất đai 2013”.

 

Ngoài ra, Nhà nước còn đưa ra những chính sách cho việc đầu tư các nhiệm vụ liên quan đến quản lý đất đai.

Quản lý đất đai là gì và tầm quan trọng của nó

Vậy, trên thực tế thì quản lý đất đai có tầm quan trọng như thế nào?

  • Giúp đánh giá và định giá bất động sản đúng và thuận tiện hơn
  • Quản lý cũng như phát triển được những tiện ích, dịch vụ liên quan đến đất đai
  • Quản lý được các tài nguyên đất như nông nghiệp, thổ nhưỡng hoặc đất rừng
  • Hiểu được sự hình thành cũng như quá trình hoàn thiện các chính sách sử dụng đất
  • Đánh giá được các yếu tố tác động từ môi trường đến tài nguyên đất
  • Giám sát được các hoạt động liên quan đến đất đai và nắm rõ sự ảnh hưởng của chúng…

 

Giám sát được các hoạt động liên quan đến đất đai và nắm rõ sự ảnh hưởng của chúng…

 

Chính vì thế, quản lý đất đai sẽ giúp mọi người nắm được chính xác việc sử dụng tài nguyên đất hiệu quả hay không.

Một số lưu ý khi mua bán đất bạn cần biết

Để quá trình mua bán đất được thuận lợi và nhanh chóng, bạn nên lưu ý kỹ một số vấn đề sau

1. Tìm hiểu kỹ về thông tin người bán

Người bán cần phải tạo được sự trung thực và tin cậy. Nếu bạn có góc nhìn chính xác về người bán sẽ giúp bạn tìm hiểu thông tin đất nhanh chóng. Và bạn sẽ có nhiều cơ hội mua bán và trả giả cho lô đất mà mình cần mua.

 

Nếu có góc nhìn chính xác về người bán, bạn tìm hiểu thông tin đất nhanh chóng.

 

Nếu người bán là môi giới hoặc người trung gian thì bạn nên quan sát quá trình tiếp xúc với họ. Bạn không cần phải quá quan tâm đến việc họ là môi giới cá nhân hay là nhân viên của công ty bất động sản. Bởi vì những môi giới cá nhân uy tín vẫn mang đến chi phí dịch vụ thấp hơn.

 

Những môi giới cá nhân uy tín vẫn mang đến chi phí dịch vụ thấp hơn.

 

Việc tìm hiểu kỹ thông tin người bán sẽ giúp bạn tránh được rủi ro không đáng có. Bạn có thể tìm hiểu thông qua nhiều yếu tố khác nhau. Tùy thuộc vào sự nhạy bén, quan sát và nắm bắt để bạn tìm hiểu thông tin được dễ hơn.

2. Tìm hiểu kỹ các thông tin liên quan đến quy hoạch

Thông tin quy hoạch rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến giá trị bất động sản sau này. Yếu tố này bạn cần tìm hiểu và kiểm tra kỹ. Vì các thông tin được ghi trên giấy tờ cũng không thể cung cấp chính xác được.

 

Thông tin quy hoạch rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến giá trị bất động sản sau này.

 

Thậm chí, đôi khi là ngay người bán cũng không có nắm được thông tin quy hoạch của lô đất họ đang bán. Và nếu đất của bạn nằm trong quy hoạch thì bạn sẽ không được phép bán, chuyển nhượng. Bạn có thể cầm bản photo sổ đỏ đến Ủy ban nhân dân tại địa phương để hỏi.

3. Thông tin về tranh chấp bất động sản

Đối với những bất động sản có tranh chấp lớn thì bạn sẽ dễ dàng nắm bắt thông tin liên quan. Nhưng với những tranh chấp nhỏ thì bạn sẽ khó tìm hiểu hơn. Như tranh chấp lối đi, tranh chấp đường thoát nước, tranh chấp hàng rào…

 

Tìm hiểu các yếu tố tranh chấp lối đi, tranh chấp đường thoát nước, tranh chấp hàng rào…

 

Tuy nhiên, bạn có thể tìm kiếm các thông tin về bất động sản để tránh rủi ro này. Bạn hãy hỏi thăm từ hàng xóm xung quanh bằng những câu hỏi dò khéo léo. Hoặc, bạn đến Ủy ban nhân dân tại nơi có đất cần mua để hỏi các thông tin…

4. Tìm hiểu kỹ các yếu tố về vay nợ thế chấp

Thường ở bìa 3 hoặc bìa 4 của sổ đỏ sẽ ghi thông tin thế chấp. Hoặc là trong sổ sẽ đính kèm riêng tờ giấy ghi thông tin liên quan. Và giữa tờ giấy này sẽ có dấu giáp lai của cơ quan có thẩm quyền.

 

Thường ở bìa 3 hoặc bìa 4 của sổ đỏ sẽ ghi thông tin thế chấp.

 

Tìm hiểu kỹ yếu tố này sẽ giúp bạn tránh được vấn đề rủi ro không đáng có sau khi giao dịch. Vì có thể người bán không chỉ thế chấp ở một mà rất nhiều nơi. Bạn hãy ra các văn phòng công chứng

5. Nên chuẩn bị sẵn các giấy tờ để giao dịch

Việc chuẩn bị giấy tờ sẵn cũng sẽ giúp bạn giao dịch mua bán nhanh hơn. Như thế sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian cũng như bổ sung kịp thời những giấy tờ còn thiếu. Các công chứng viên sẽ kiểm tra và đối chiếu các thông tin gốc của cả bên mua và bên bán.

 

Việc chuẩn bị giấy tờ sẵn cũng sẽ giúp bạn giao dịch mua bán nhanh hơn.

Chuẩn bị giấy tờ gốc và mang đi photo, hoặc nhờ kiểm tra và tư vấn thêm. Ngoài ra, bạn nên tìm hiểu và lựa chọn những văn phòng công chứng uy tín nhất.

Từ khoá : Cho người mua
Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm