20 trường hợp tranh chấp mua bán nhà đất phổ biến nhất ( Phần 1 )

Nguyễn Thanh Thuý Nguyễn Thanh Thuý | 3-01-2020, 22:44 | Kiến thức

Theo CaseLaw Việt Nam, đa phần các trường hợp phát sinh tranh chấp thường do sự cố bất ngờ về pháp lý. Chính vì thế, người đầu tư nên tham khảo các trường hợp đã từng có tiền lệ trước đó để có thể phòng ngừa rủi ro.

Và dựa trên các bản án tranh chấp phát sinh khi mua bán nhà đất có thật tại thị trường Việt Nam. Đơn vị CaseLaw đã liệt kê ra 20 tình huống tranh chấp mua bán nhà đất phổ biến nhất nhằm giúp người đầu tư dự báo được những rủi ro khi giao dịch bất động sản.


Tình huống tranh chấp nhà đất thứ mười một: Bên bán nhà bị ép buộc, không tự nguyện bán bất động sản

Trong trường hợp này, thường người mua và đối tượng có hành vi ép buộc sẽ liên quan đến nhau. Như các trường hợp sử dụng chiêu trò để ép giá bất động sản, cưỡng chế người bán phải bán bất động sản cho đối tượng chỉ định.

Lúc này, việc người bán có thể làm đó chính là trình báo cơ quan chức năng về hành vi đó. Nên tập hợp đầy đủ các bằng chứng chứng minh quyền sở hữu của mình đối với nhà đất và bằng chứng về mình đang bị ép buộc bán bất động sản.

Tình huống tranh chấp nhà đất thứ mười hai: Bên bán vừa thế chấp nhà tại ngân hàng, vừa bán tài sản này cho bên mua

Nếu việc thế chấp diễn ra trước thì người mua có thể kiện người bán về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, yêu cầu người bán hủy hợp đồng mua bán và hoàn trả tiền.

Còn nếu việc thế chấp diễn ra sau khi hoạt động mua bán đã hoàn tất thì bên mua hoàn toàn vẫn có thể giữ được nhà. Nhưng cần nên chuẩn bị hồ sơ chứng minh việc mua bán trước đó là đầy đủ tính pháp lý vì rất có thể sẽ phát sinh tranh chấp, kiện tụng với bên thế chấp.

Và dù trường hợp nào thì người bán cũng sẽ bị khép vào hành vi lừa đảo, hoàn toàn có thể bị truy tố và phạt tù.

20 trường hợp tranh chấp mua bán nhà đất phổ biến nhất ( Phần 1 )

Dù mua hay bán, hãy luôn chú ý đến các vấn đề pháp lý liên quan để tránh rủi ro

Tình huống tranh chấp nhà đất thứ mười ba: Bên bán lấy cắp giấy tờ nhà để đem đi bán

Trong trường hợp này, người bán là người có hành vi phạm pháp. Nhưng người mua cũng là người có lỗi khi mua bất động sản không rõ nguồn gốc, không đi thực địa, không chính chủ (người thực hiện giao dịch không được ủy quyền).

Nếu phát sinh tranh chấp, người mua chỉ còn cách tìm người bán đề nghị trả lại tiền và hủy hợp đồng mua bán. Còn không thì chỉ còn nước đưa nhau ra tòa.

Vì vậy khi thực hiện giao dịch mua bán nhà đất, việc tìm hiểu kỹ thông tin là rất quan trọng.

Tình huống tranh chấp nhà đất thứ mười bốn: Bên bán nhà không hoàn tất thủ tục chuyển quyền sở hữu nhà cho bên mua do UBND tạm ngưng cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất.

Đây là trường hợp bất khả kháng, bên mua có thể chờ đợi việc cấp giấy chứng nhận được UBND tiến hành lại. Hoặc đề nghị người mua hoàn trả lại tiền và hủy hợp đồng mua bán nhà đất trước đó.

Tình huống tranh chấp nhà đất thứ mười lăm: Người chồng tự ý bán nhà là tài sản thuộc sở hữu chung vợ chồng

Người mua nhà có thể tiếp tục đàm phán với người vợ để hoàn tất thủ tục mua bán. Còn nếu không được thì chỉ còn cách hủy hợp đồng mua bán nhà đất và lấy lại tiền. Vì cho dù có đưa nhà ra tòa thì tòa án cũng sẽ phán xét như vậy.

Nhà đất mua bán thuộc sở hữu của nhiều người cần phải có sự chấp thuận của tất cả các cá nhân đồng sở hữu

Tình huống tranh chấp nhà đất thứ mười sáu: Các bên ký hợp đồng mua bán nhà giả cách để làm tin

Trường hợp điển hình nhất là một bên có nhà có nhu cầu vay mượn tiền, bên cho mượn yêu cầu phải làm hợp đồng mua bán nhà đất để làm tin, khi nào trả hết tiền sẽ làm thủ tục chuyển nhượng lại. Và thường số tiền mượn sẽ thấp hơn nhiều so với giá trị căn nhà.

Rõ ràng là người có nhà sẽ là người chịu nhiều rủi ro nhất. Vì thực tế hợp đồng mua bán ký với người cho mượn tiền cũng là giấy trắng mực đen, có tính pháp lý. Để tránh các vấn đề phát sinh, bên có nhà có thể khởi kiện và hủy hợp đồng mua bán nhà đất nếu có bằng chứng chứng minh nó chỉ là hợp đồng giả cách. Đó có thể là giấy tờ ghi lại thỏa thuận, có xác nhận của hai bên về việc vay mượn tiền và dùng nhà để làm tin.

Tình huống tranh chấp nhà đất thứ mười bảy: Bên bán nhà yêu cầu hủy hợp đồng mua bán vì đi định cư ở nước ngoài

Nếu điều khoản hủy bỏ hợp đồng vì lý do đi định cư không nằm trong hợp đồng mua bán nhà đất trước đó. Thì người mua nhà có quyền yêu cầu người bán ủy quyền cho một người khác để hoàn tất thủ tục mua bán. Còn trong trường hợp hai bên đã ký thỏa thuận đặt cọc thì bên bán nhà phải đền bù theo điều khoản trong hợp đồng đặt cọc.

Tình huống tranh chấp nhà đất thứ mười tám: Bên mua cho rằng căn nhà được bán không đủ diện tích như thỏa thuận ban đầu

Bên mua nhà có thể yêu cầu bên bán hoàn tiền lại tương ứng phần diện tích bị thiếu hụt và tạo mọi điều kiện để có giấy chứng nhận quyền sở hữu. Hoặc có thể khởi kiện để hủy hợp đồng mua bán nhà đất vì bên bán đã không thực hiện đúng như cam kết, thỏa thuận trong hợp đồng mua bán.

Tình huống tranh chấp nhà đất thứ mười chín: Bán nhà đất khi chưa phải chủ sở hữu hợp pháp

Bên mua cần yêu cầu bên bán hoàn thiện các giấy tờ để chứng minh mình là chủ sở hữu hợp pháp và tiếp tục thực hiện việc mua bán.

Tình huống tranh chấp nhà đất thứ hai mươi: Bên bán bị ngân hàng tạo áp lực phải bán tài sản

Đây là vấn đề phát sinh giữa ngân hàng và bên bán nhà đất. Là người mua, bạn có thể theo dõi quá trình làm việc của ngân hàng và người bán để chắc chắn rằng bên bán tự do ý chí khi quyết định bán nhà.

Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm