Tìm hiểu kiến thức về gỗ công nghiệp

Nguyễn Thanh Thuý Nguyễn Thanh Thuý | 7-06-2021, 12:52 | Kiến thức

1. Gỗ công nghiệp là gì?

Tìm hiểu kiến thức về gỗ công nghiệp

Gỗ công nghiệp là loại gỗ sử dụng keo hay hóa chất kết hợp cùng gỗ vụn để tạo thành tấm gỗ

Gỗ công nghiệp có tên gọi quốc tế là Wood – Based Panel. Là loại gỗ sử dụng keo hay hóa chất kết hợp cùng gỗ vụn để tạo thành tấm gỗ. Đa số gỗ công nghiệp được làm từ các nguyên liệu thừa, nguyên liệu tận dụng, tái sinh hay ngọn cành của cây gỗ tự nhiên. 

Thuật ngữ gỗ công nghiệp được sử dụng để phân biệt với gỗ tự nhiên làm từ thân cây gỗ. Các sản phẩm nội thất được tạo ra từ gỗ công nghiệp rất đa dạng, đẹp mắt, giá thành rẻ. Tuy nhiên, chất lượng sản phẩm kém bền hơn so với gỗ tự nhiên. 

2. Các loại gỗ công nghiệp phổ biến

Gỗ công nghiệp hiện nay được chia ra thành 3 loại chính gồm: 

3 loại gỗ công nghiệp phổ biến trên thị trường hiện nay

2.1. Gỗ công nghiệp MDF

Gỗ công nghiệp MDF là gì? MDF là viết tắt của cụm từ Medium Density Fiberboard. Là loại gỗ được tạo thành nhờ nguyên liệu là các nhánh cây, cành cây được nghiền thành bột, trộn keo, ép thành các tấm ván có độ dày khác nhau. 

Xét về bản chất, gỗ MDF có thành phần cơ bản gồm: bột sợi gỗ, chất kết dính, parafin wax, bột độn vô cơ, chất bảo vệ gỗ (chất chống mối mọt, chống mốc). 

Ưu điểm của gỗ MDF gồm:


Không bị cong vênh, mối mọt, co ngót
Bề mặt phẳng nhẵn
Dễ sơn hoặc dán các nguyên liệu khác lên bề mặt
Giá thành rẻ 
Thời gian thi công nhanh 

Tuy nhiên, gỗ MDF cũng có các nhược điểm như: 


Khả năng chịu nước kém 
Chỉ có độ cứng mà không có độ dẻo
Không thể trạm trổ
Độ dày của gỗ có giới hạn

Gỗ MDF có khả năng thay thế gỗ tự nhiên nên được ứng dụng nhiều trong sản xuất nội thất và văn phòng. Tuy nhiên khả năng chịu nước kém nên thường được sử dụng sản xuất bàn, giường, tủ quần áo,…

Nội thất phòng làm việc được làm từ gỗ MDF

2.2. Gỗ công nghiệp MFC

Gỗ công nghiệp MFC là gì? Là loại cốt gỗ được tạo thành từ các cành cây, nhánh cây hoặc thân cây gỗ rừng như bạch đàn, keo, cao su,… Gỗ có độ bền cơ lý cao, kích thước bề mặt rộng, đa dạng về mẫu mã, chủng loại. 

Gỗ cây sau khi thu hoạch sẽ được xe mỏng, nghiền nhỏ, trộn với keo, ép dưới áp suất cao tạo ra các tấm gỗ có độ dày tiêu chuẩn như: 9 ly, 12, 15 ly, 18 ly, 25, ly,…

Cốt gỗ MFC có đặc điểm không mịn, dễ dàng phân biệt bằng mắt thường. Nhờ lớp keo chịu nước nên MFC có khả năng chống ẩm tốt. 

Các đồ dùng nội thất thường được tạo ra từ gỗ MFC là: kệ, tủ bếp, giường, tủ quần áo hay các loại kệ trang trí. 

Gỗ công nghiệp MFC có độ bền cơ lý cao, bề mặt sần sùi, kích thước bề mặt rộng, đa dạng về mẫu mã, chủng loại. 

2.3. Gỗ công nghiệp HDF

Gỗ HDF (High Density Fiberboard) được cấu tạo từ 85% gỗ tự nhiên, 15% là phụ gia và chất kết dính. Gỗ tự nhiên sau khi khai thác được nghiền thành bột, tẩm sấy trong môi trường nhiệt độ cao 1000 – 2000 độ C. 

Bột gỗ được xử lý bằng các chất phụ gia làm tăng độ cứng, nâng cao khả năng chống mối mọt, sau đó được ép dưới áp suất 850 – 870 kg/cm2, định hình thành những tấm ván gỗ HDF có kích thước tiêu chuẩn 2000 x 2400mm, độ dày 6mm – 24mm.

Gỗ công nghiệp HDF là gì? Là loại gỗ có cấu tạo từ 85% gỗ tự nhiên, 15% là phụ gia và chất kết dính

Gỗ HDF có màu vàng đậm, bề mặt mịn, nhẵn. Gỗ thường được sử dụng cho các hạng mục nội thất trong nhà và ngoài trời như sàn gỗ chịu nước, cửa ra vào, được ưu chuộng bởi nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam,…

Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu về gỗ công nghiệp là gì và các loại gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay. Nếu đang có ý định lựa chọn các sản phẩm nội thất làm bằng gỗ công nghiệp hãy lựa chọn cơ sở sản xuất uy tín để đảm bảo chất lượng, giá cả tốt nhất nhé!

Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm