Những lưu ý cần nắm để cải tạo nhà ống đơn giản, tiết kiệm chi phí

| 18-05-2021, 14:12 | Kiến thức

Ở những khu vực đô thị, thành phố của Việt Nam, đa phần nhà ở dân dụng đều là dạng nhà ống. Nhà ống được ưa chuộng bởi lẽ nó phù hợp với những khu đất chiều rộng hẹp mà chiều dài lại sâu. Nhưng đặc điểm này là có ảnh hưởng trực tiếp đến không gian sinh hoạt cũng như sức khỏe của mỗi người trong gia đình. Do đặc thù đông đúc dân cư, các hoạt động kinh tế, thương mại… điều kiện kinh tế và nhiều vấn đề khác mà không phải lúc nào cũng có thể xây dựng nhà mới nếu ngôi nhà ống bạn đang ở bị xuống cấp. Các phương pháp cải tạo nhà ống ra đời để khắc phục những điều bất lợi đó. 

Hầu hết các ngôi nhà ống hiện đại không có khoảng sân trong, chỉ có mặt tiền phía trước là nơi đón ánh sáng bên cạnh các hệ thống cửa sổ của căn nhà. Chính bởi thiết kế như vậy nên căn nhà không thể hấp thu đủ ánh sáng. Điều này dễ làm cho căn nhà trở thành không gian lạnh lẽo, ẩm thấp. Bên cạnh đó, không gian mỗi căn nhà ống thường bị kẹp giữa hai bức tường, nhất là khi gặp nhà bên cạnh cao hơn.

Vì những vấn đề đó, sau một thời gian ở, gia chủ thường có nhu cầu: nâng tầng hoặc sửa cầu thang, cải tạo kiến trúc, cải tạo phòng khách nhà ống,… để thay đổi, nới rộng không gian, thêm ánh sáng và thông thoáng hơn. Thiết kế cải tạo nhà ống cũ thành mới giúp cho gia đình các bạn tiết kiệm được rất nhiều kinh phí so với xây dựng mới bởi vì tận dụng được không gian cũ, không phải bỏ đi.


Những lưu ý cần nắm để cải tạo nhà ống đơn giản, tiết kiệm chi phí

1. Bí quyết cải tạo nhà ống cũ tiết kiệm chi phí

Cải tạo thiết kế kiến trúc 

Cải tạo thiết kế kiến trúc nhà ống phải đảm bảo được yếu tố thẩm mỹ, khoa học và đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng của các thành viên trong gia đình. Ưu điểm khi cải tạo là sẽ tận dụng được phần móng, cột, dầm, sàn nhà và tường đã sẵn có. Tuy nhiên nhà ống hạn chế về diện tích, chính vì thế có nhiều bất lợi trong quá trình khắc phục từ hình thế bên ngoài đến cấu trúc bên trong.


Để tránh trường hợp ngôi nhà trông quá đơn điệu và bí bách, các kiến trúc sư thường thiết kế lệch tầng. Tuy nhiên, do việc nâng tầng hoặc trổ cửa sổ,… sẽ ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của nhà nên cần hết sức thận trọng.  Vì vậy tùy theo mong muốn nhu cầu, hạ tầng kiến trúc mà có cách cải tạo nhà ống cũ khác nhau.

Cải tạo nội thất 

Điều quan trọng nhất khi cải tạo thiết kế nội thất chính là bố trí lại không gian một cách gọn gàng và khoa học hơn. Do sự hạn chế về diện tích nên hãy lưu ý chừa ra những khoảng không nhất định. Đây là khoảng giao thông thông thoáng cho ngôi nhà, giúp mọi người di chuyển dễ dàng hơn, căn nhà cũng trở nên gọn gàng hơn. 


Cải tạo nhà ống đơn giản bằng cách tập trung trang trí nội thất bằng những món đồ đơn giản nhưng tích hợp đa chức năng. Trong phong thủy nhà ống, cầu thang được ví như xương sống của ngôi nhà, là nơi khí vận động mạnh, liên tục đưa dòng khí lưu thông trong khắp căn nhà. Cải tạo cầu thang nhà ống cần tránh đặt cầu thang thẳng với cửa ra vào bởi sẽ tạo ra một luồng năng lượng bất ổn. Nếu cầu thang nhà bạn được thiết kế chưa hợp phong thủy thì việc cải tạo cầu thang nhà ống nên được lưu tâm.

Cải tạo mặt tiền 

Với phương án này, gia đình bạn có thể thiết kể không gian mở, sơn lại tường hay bày trí lại ban công. Có nhiều cách để cải tạo, sửa chữa mặt tiền, ví dụ như: ốp lại tường, trổ cửa sổ, bố trí thêm cây xanh hoặc cây dây leo ở khu vực ban công,…


2. Cải tạo nhà ống 2 tầng cũ

Để đảm bảo ngôi nhà ống 2 tầng cũ của mình có được một “diện mạo” mới, hiện đại, tiện nghi hơn, cần lưu ý những kinh nghiệm sửa chữa sau:

Dự trù kinh phí cải tạo nhà ống

Để đảm bảo việc sửa chữa diễn ra thuận lợi đúng kế hoạch các bạn cần phải dự trù được kinh phí sửa chữa. Tùy theo mục đích sử dụng, yêu cầu sửa chữa căn nhà mà các bạn dự trù kinh phí sao cho hợp lý nhất. 

Lên phương án cải tạo nhà

Tùy theo hiện trạng của căn nhà cùng với nhu cầu sử dụng của gia đình trong tương lai mà các bạn lên phương án cải tạo thích hợp. Nếu nhà ống 2 tầng cũ chật, bạn muốn cải tạo diện tích có thể cơi nới bằng cách xây thêm tầng. Nếu bạn muốn cải tạo lại không gian nội thất thì có thể sơn lại nhà…


Chọn thời gian sửa nhà phù hợp

Một kinh nghiệm “xương máu” mà các kiến trúc sư và thợ xây dựng thường chia sẻ với chủ đầu tư của mình là không nên cải tạo nhà ống vào dịp cuối năm. Bởi cuối năm là thời điểm thợ thi công khan hiếm, giá vật liệu cũng tăng cao. Chính vì thế, khi chọn thời điểm này, các bạn phải xác định mất thêm một khoản chi phí chênh lệch tiền công, vật tư xây dựng. 

Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm