Những lưu ý bạn cần biết khi làm hợp đồng cho thuê nhà phố

Linh Giang Trần Linh Giang Trần | 10-03-2020, 02:20 | Góc pháp luật

Hợp đồng cho thuê nhà phố được hiểu như thế nào?

Hợp đồng thuê nhà phố là hợp đồng dân sự, theo đó, bên cho thuê nhà có nghĩa vụ giao nhà cho bên thuê nhà sử dụng trong thời hạn thỏa thuận, và bên thuê nhà có nghĩa vụ trả tiền thuê nhà theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

Những lưu ý bạn cần biết khi làm hợp đồng cho thuê nhà phố

Hợp đồng cho thuê nhà phố sẽ có những đặc điểm pháp lý sau:

  • Hợp đồng cho thuê nhà phố là dạng hợp đồng song vụ, tức là sau khi hợp đồng được ký kết sẽ phát sinh ngay lập tức quyền và nghĩa vụ giữa các bên.

  • Hợp đồng cho thuê nhà phố là hợp đồng có đền bù. Khoản tiền thuê hàng tháng của bên thuê được coi như một khoản đền bù khi bên thuê sử dụng nhà phố cho thuê.

  • Hợp đồng cho thuê là hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng tài sản, ở đây là nhà phố.

Để an toàn hơn khi làm hoặc ký kết điều khoản trong hợp đồng cho thuê nhà phố, bạn nên đi cùng một luật sư có chuyên môn và kinh nghiệm để làm công tác kiểm tra và thẩm định.

Những điều cần lưu ý khi làm hợp đồng cho thuê nhà phố

     1. Tiền đặt cọc

Đây được coi là thông tin quan trọng đầu tiên mà bạn cần chú ý để tránh "tiền mất tật mang" khi đi thuê nhà phố ở hoặc kinh doanh. Thông thường, người cho thuê sẽ yêu cầu cọc trước từ 3 - 6 tháng tiền thuê mặt bằng và sẽ được trả lại sau khi kết thúc hợp đồng.

Bạn cần kiểm tra cẩn thận các điều khoản trước khi ký vào hợp đồng cho thuê

Việc thỏa thuận cọc bằng miệng sẽ không có giá trị về mặt pháp lý. Vì vậy hãy yêu cầu thêm điều khoản đặt cọc vào hợp đồng hoặc có một văn bản viết tay có chữ ký 2 bên được công chứng.

     2. Danh sách thuế phí phải đóng khi cho thuê nhà phố

Có 3 loại thuế cần nộp khi cho thuê nhà phố:

  • Thuế môn bài, đây là loại thuế mà chủ nhà cho thuê cần phải nộp nếu có doanh thu hàng năm (ở đây là tiền thuê nhà phố) lớn hơn 100 triệu đồng. Mức lệ phí môn bài phải nộp sẽ dựa vào số vốn điều lệ được ghi trên giấy phép kinh doanh và doanh thu bình quân hàng năm của hộ đó dao động từ 300.000 - 1 triệu/năm.

  • Thuế thu nhập cá nhân sẽ phải nộp nếu tổng số tiền thuê trung bình 1 tháng trong năm từ 8,4 triệu đồng trở lên. Thuế thu nhập cá nhân = Doanh thu (x) 5%.

  • Thuế giá trị gia tăng = Doanh thu (x) 5%

Việc nộp các loại thuế cho thuê nhà phố tại cơ quan thuế sẽ do chủ sở hữu nhà cho thuê tiến hành chi trả.

     3. Giá thuê hàng tháng

Người thuê cần xem xét kỹ giá thuê hàng tháng được ghi trong hợp đồng cùng một số điều khoản khác liên quan tới giá thuê. Ví dụ khi tăng giá nhà thì sẽ tăng bao nhiêu và phải báo trước bao nhiêu ngày, tháng,... tránh tình trạng lúc thỏa thuận và lúc làm hợp đồng lại tăng giá vì nhiều lý do.

Quan trọng hơn, bạn cần biết giá thuê có bao gồm các khoản chi phí khác như điện, nước, mạng,... Người thuê sẽ trả trực tiếp cho người thu phí hay trả cho chủ nhà,...

     4. Diện tích thuê

Giá thuê tính trên mét vuông.

Nhiều hợp đồng cho thuê đưa ra giá thuê nền chung tính theo mỗi mét vuông. Mức giá này có thể gây nhầm lẫn. Đôi khi nó bao gồm cả những khoảng trống không sử dụng được, chẳng hạn như hành lang và thang máy.

Nó làm cho ta khó so sánh giữa hai hợp đồng với nhau. Trong trường hợp đó, bạn hãy nhìn vào tổng số tiền phải trả. Đôi khi một không gian nhỏ hơn một chút với giá tính trên mét vuông cao hơn một chút lại có thể hiệu quả hơn cho doanh nghiệp của bạn, vì không gian đó được bố trí hợp lý hơn và có giá trị sử dụng cao hơn.

    5. Ngày bắt đầu cho thuê

Đây là thông số để xác định thời gian trả tiền thuê mặt bằng hàng tháng và bạn nên hỏi xem thời gian này có khoảng “xê dịch” trong vòng mấy ngày, nếu nộp trễ hơn so với thời gian quy định thì có chịu các khoản phí phạt gì hay không.

     6. Thời gian thuê

Thời gian thuê và những điều khoản bồi thường cụ thể khi 1 trong 2 bên hủy hợp đồng trước thời hạn để tránh tình trạng bị lấy lại mặt bằng cho thuê khi đang ở, hoặc đang trong quá trình kinh doanh.

     7. Khoản tăng chi phí hàng năm

Đây là khoản tăng giá thuê mỗi năm mà bạn nên thương lượng cụ thể với chủ nhà và áp con số cụ thể để đưa vào hợp đồng. Hãy cẩn thận với các tính toán không chính xác về chi phí điều hành. Việc các chủ nhà đất tính cao hơn chi phí thực 10 đến 15% không phải chuyện hiếm.

     8. Tình trạng mặt bằng khi bàn giao

Trước khi nhận mặt bằng kinh doanh thì bạn nên kiểm tra kỹ các đường dây điện, hệ thống nước, đèn, tường, cửa… để đảm bảo rằng chúng vẫn dùng tốt nhằm tránh tình trạng phải bỏ ra thêm một phần tiền nữa để sửa chữa. Và nên làm một bản trình bày tình trạng mặt bằng khi bàn giao với chữ ký xác nhận của cả hai bên để đính kèm vào hợp đồng.

Bạn có thể muốn tiết kiệm tiền bằng cách tự tu sửa, nhưng hầu hết các hợp đồng làm mặt bằng thuê địa điểm kinh doanh đều đòi hỏi bạn phải được phép của chủ nhà hoặc công ty chủ quản. Nên trình kế hoạch tu sửa của bạn trước khi ký hợp đồng thuê.

Khi đi thuê nhà phố để ở hoặc kinh doanh đều tiềm ẩn những nguy cơ, người kinh doanh gọi đó là chi phí rủi ro. Tuy nhiên bạn nên chú ý đến 8 vấn đề trên và thực hiện thật cẩn thận để hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất có thể.

Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm