Thông tin bản đồ quy hoạch huyện Bến Lức mới nhất

| 11-02-2022, 10:19 | Chính sách

Thời gian qua, tỉnh Long An đã đạt được thành tựu về mọi mặt, từ đời sống chính trị, kinh tế, cho đến văn hóa, xã hội. Đặc biệt, huyện Bến Lức có bước phát triển vượt bậc, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trên cả nước. Trong đó, Bản đồ quy hoạch huyện Bến Lức được nhiều người tìm hiểu để tránh những rủi ro không đáng có khi đầu tư. Hãy cùng bất động sản ODT cập nhật ngay thông tin hữu ích này.

1. Tổng quan quy hoạch huyện Bến Lức


Huyện Bến Lức nằm ở phía Đông của tỉnh Long An. Đây là vị trí có tính chiến lược về cả quân sự lẫn kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh khi phía Đông giáp huyện Bình Chánh, phía Tây giáp Thủ Thừa, phía nam giáp Tân Trụ, Cần Giuộc, Cần Đước; phía Bắc giáp huyện Đức Hòa, Đức Huệ. Phạm vi và cơ sở hạ tầng tại huyện Bến Lức được quy hoạch như sau:

1.1. Phạm vi quy hoạch

Theo phê duyệt quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/5.000 đô thị Bến Lức đến năm 2030, diện tích quy hoạch là 12,142 ha. Cơ quan chịu trách nhiệm nghiên cứu quy hoạch là Trung tâm Quy hoạch xây dựng – Sở Xây dựng Long An. Chủ đầu tư là UBND huyện Bến Lức. Dự kiến khu đô thị Bến Lức tương lai gồm 1 thị trấn và 8 xã, có đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Cần Thơ đi ngang qua, tại tỉnh lộ 830 xã An Thạnh có nút giao thông lên đường cao tốc.

Hiện nay, huyện Bến Lức có tuyến quốc lộ 1A – trục giao thông huyết mạch của nước ta. Nhờ nó mà huyện Bến Lức nói riêng và tỉnh Long nói chung kết nối thuận lợi với đồng bằng sông Cửu Long và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Để khai thác tối đa điều kiện này, huyện Bến Lức được quy hoạch theo hướng phát triển kinh tế toàn diện, mở rộng giao lưu văn hóa, hòa nhập với nền kinh tế thị trường.

1.2. Quy hoạch cơ sở hạ tầng huyện Bến Lức

Nhận được sự quan tâm, đầu tư đúng đắn của tỉnh Long An, hàng loạt dự án khu dân cư, khu đô thị lớn đã được triển khai, cơ sở hạ tầng phát triển mạnh mẽ, đồng bộ. Có thể kể đến như đại lộ Đông – Tây, cao tốc thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương. Ngoài ra còn một số dự án mở rộng, nâng cấp tuyến vành đai 1, 2, 3, 4, đường xuyên tâm và đường tỉnh lộ…

Đồng thời, Đảng và Nhà nước cũng đặc biệt chú trọng đến phát triển kinh tế hạ tầng. Thể hiện rõ nét nhất thông qua quy hoạch 2 tuyến đường cao tốc trọng yếu của tỉnh đều chạy ngang qua địa phận của huyện là tuyến cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương. Đây là tuyến cao tốc đầu tiên ở khu vực phía Nam đã đưa vào sử dụng ổn định.

Cùng với đó là quy hoạch tuyến cao tốc Bến Lức-Long Thành. Công trình hiện vẫn đang trong quá trình xây dựng. Khi hoàn thành, nó góp phần làm giảm áp lực giao thông, ùn tắc thường xuyên trên  quốc lộ 1A và quốc lộ 51. Nó cũng có ý nghĩa lớn, giúp nội lực phát triển của địa phương nâng lên một tầm cao mới.

Về hệ thống giao thông đường thủy, huyện Bến Lức có sông Vàm Cỏ Đông. Đường sắt thì có đô thị 4A và tuyến đường sắt thành phố Hồ Chí Minh-Cần Thơ cũng đang được nhà nước đẩy nhanh tiến độ để sớm thông tuyến. Địa phương cũng có một số tuyến đường lớn khác như quốc lộ N2, tuyến 824 và 825. Tất cả tạo một mạng lưới cơ sở hạ tầng giao thông đa dạng, hoàn chỉnh, đáp ứng tốt nhu cầu phát triển.

2. Lợi thế phát triển bất động sản của huyện Bến Lức


Thông tin bản đồ quy hoạch huyện Bến Lức mới nhất

Ưu thế vượt trội giúp huyện Bến Lức nhận được nguồn vốn đầu tư lớn từ các doanh nghiệp trong lẫn ngoài nước lớn đổ về. Qua đó, nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện. Mặt khác, nó cũng mở ra cơ hội việc làm, thúc đẩy chuyển cơ cấu sang cho Bến lức và toàn tỉnh.

Các dự án bất động sản mọc lên ngày một nhiều, nhất là trên các trục đường liên tỉnh, thành phố. Các trung tâm thương mại, chung cư được xây dựng với tần suất lớn do nằm giáp ranh với thành phố Hồ Chí Minh. Một vài khu biệt thự, khu dân cư có tiếng ở Bến Lức là: Khu biệt thự An Thạnh, khu biệt thự Trần Anh Riverside, khu đô thị Waterpoint, khu dân cư Long Hội City, khu dân cư Phúc Long Garden, khu dân cư SolarCity, khu dân cư Thắng Lợi Central Hill…

Bên cạnh đó còn có một dự án bất động sản vàng đang được triển khai xây dựng ở huyện Bến Lức là Green Village IV. Gọi là dự án vàng vì nó tọa lạc ở khu vực cầu nối giữa đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh. Từ đây di chuyển đến Quốc lộ 1A chỉ mất 15 phút, đi đến cao tốc Trung Lương chưa đầy 25 phút. Không chỉ có vậy bao bọc lấy dự án là rất nhiều vườn ươm trái cây, cây xanh bao phủ. Dự án 5ha gồm 34 lô đất còn được thừa hưởng vượng khí do dòng Vàm Cỏ sinh ra. Green Village IV hứa hẹn là một khu dân cư lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một mảnh đất an cư lạc nghiệp, là sản phẩm đầu tư sinh lời bền vững.

Một dự án khác cũng nhận được sự quan tâm đông đảo của mọi người là khu đô thị Waterpoint Bến Lức - Long An. Dự án có quy mô 355 ha này nằm ngay ở tỉnh lộ 830 thuộc địa giới hành chính xã An Thạnh, huyện Bến Lức. Trong đó, 37,5 ha dùng để xây dựng khu căn hộ và nhà phố; 111 ha dành cho khu villa; 15 ha phục vụ hoạt động kinh doanh dịch vụ, 67,5 ha dùng làm khu vực thương mại, vui chơi, giải trí; 19 ha có mục đích là khu công nghệ cao… Dự kiến, giá bán căn hộ diện tích 100 - 108m2 tại đây rơi vào khoảng 1,7 - 1,8 tỷ đồng

3. Quy hoạch chi tiết huyện Bến Lức


Quy hoạch huyện Bến Lức lấy mục tiêu là xây dựng địa phương trở thành đô thị vệ tinh của tỉnh Long An với cơ sở hạ tầng hiện đại, kiến trúc cảnh quan đồng bộ. Cụ thể như sau:

3.1. Quy hoạch kiến trúc cảnh quan huyện Bến Lức đồng bộ

Cũng như bao địa phương khác của đồng bằng sông Cửu Long, mảnh đất huyện Bến Lức mang những đặc trưng nhất định của vùng sông nước. Theo đó, định hướng phát triển xác định rõ các phân khu chức năng: Cụm công nghiệp, khu công nghiệp, khu đô thị, khu đô thị mở rộng. Bên cạnh việc xây dựng mới, huyện cũng chú trọng đến công tác cải tạo hạ tầng sẵn có, chỉnh trang lại diện mạo đô thị chung.

3.2. Quy hoạch đô thị Bến Lức

Tương lai huyện Bến Lức sẽ là một trung tâm mới của tỉnh Long An. Tuy hiện có rất nhiều dự án đã đổ về đây nhưng nhu cầu cũng như tiềm lực khai thác của huyện vẫn còn khá dồi dào. Quy hoạch đô thị Bến Lức sẽ tiếp tục khai thác nguồn lực này để có những trung tâm thương mại, dịch vụ, công trình công cộng đáp ứng tiêu chuẩn cả về quy mô và chất lượng. Tầm nhìn đến năm 2050, phát triển lên thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của vùng

3.3. Quy hoạch hạ tầng giao thông hiện đại

Lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên giúp Bến Lức có ưu thế lớn khi phát triển hạ tầng giao thông đường thủy lẫn đường bộ. Có quốc lộ N2 chạy qua phục vụ tăng trưởng kinh tế, quốc phòng, an ninh. Các tuyến đường bộ dày đặc, chằng chịt, không ngừng mở rộng. Cảng quốc tế BourBon được khai thác từ năm 2015 tạo tiền đề cho các hoạt động buôn bán diễn ra sôi động hơn.

4. Bản đồ quy hoạch huyện Bến Lức đến năm 2030


Quy hoạch huyện Bến Lức được lập từ năm 2020 để phát triển đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050. Bến Lức hiện đang là nơi có tiềm năng nên tốc độ phát triển nhanh, quy hoạch không ngừng được thay đổi và điều chỉnh. Nhưng về cơ bản, bản đồ quy hoạch huyện Bến Lức vẫn gồm 1 thị trấn và 8 xã,

Bản đồ quy hoạch huyện Bến Lức thể hiện kế hoạch, tầm nhìn phát triển trong dài hạn. Có thể xem như một khu đô thị vệ tinh với nền kinh tế vững mạnh, chất lượng cuộc sống đảm bảo. Đây cũng là cơ sở để các nhà đầu tư bất động sản đưa ra quyết định sáng suốt.

Bài viết liên quan
Bạn đã xem
Khám phá & trải nghiệm